Digital Marketing Strategy: Bí quyết để triển khai thành công
Digital Marketing Strategy là gì? Sự phát triển không ngừng của công nghệ và các nền tảng số đã giúp digital marketing strategy trở thành hình thức tiềm năng giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ một cách thuận tiện và dễ dàng.
Bài viết dưới đây, CleverAds sẽ cung cấp các yếu tố cốt lõi để xây dựng bản digital marketing strategy hiệu quả và các hoạt động digital marketing phổ biến tại thị trường Việt Nam.
1. Tổng quan về Digital Marketing Strategy
1.1. Digital Marketing Strategy là gì?
Digital marketing strategy là thuật ngữ nhằm chỉ các chiến lược tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số bao gồm internet và tất cả các thiết bị điện tử.
Nói cách khác, đây là một bản kế hoạch tổng thể, vạch ra đường hướng, cách thức tận dụng các kênh truyền tải để đạt được mục tiêu cuối cùng.
1.2. Tầm quan trọng của Digital Marketing Strategy
Với sự phát triển vượt trội của thời đại số, digital marketing strategy mang đến các lợi ích nổi bật sau cho doanh nghiệp:
Đa dạng loại hình:
Digital marketing strategy có đa dạng hình thức triển khai; doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu và mong muốn của thương hiệu.
Tiếp cận chính xác:
Doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập và phân tích được hành vi, tâm lý của khách hàng trên kho tàng dữ liệu số khổng lồ, từ đó giúp gia tăng khả năng tiếp cận chính xác tới đối tượng mục tiêu.
Độ phủ rộng rãi:
Với digital marketing strategy, doanh nghiệp có thể thuận tiện tiếp cận đa dạng tệp khách hàng, ở mọi khu vực địa lý chỉ sau vài thao tác “nhấp chuột”.
Dễ dàng đo lường hiệu quả:
Các hoạt động tiếp thị số sẽ được theo dõi sát sao bởi nền tảng trên mọi thời điểm. Doanh nghiệp có thể tiện lợi đo lường, phân tích và điều chỉnh nâng cao hiệu quả chiến dịch.
2. Các yếu tố cốt lõi trong chiến lược Digital Marketing Strategy
2.1. Nội lực của thương hiệu
Nội lực thương hiệu là yếu tố nền tảng cốt lõi trên hành trình xây dựng digital marketing strategy. Nội lực doanh nghiệp ở đây có thể bao gồm tất cả các yếu tố sở hữu của thương hiệu như nguồn nhân lực, khách hàng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tài chính,v.v.
Từ bản phân tích nội lực thương hiệu, doanh nghiệp có thể tự xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và định hướng được kênh, hoạt động tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp.
2.2. Thị trường và đối thủ
Trong digital marketing strategy, nghiên cứu thị trường đóng vai trò giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường. Từ đó, thương hiệu có thể hạn chế các rủi ro tiềm tàng, đồng thời xác định được các cơ hội và xu hướng phát triển tiềm năng.
Doanh nghiệp tìm hiểu thêm tại: Nghiên cứu thị trường – Tổng quan & hướng dẫn cho Marketer
Bên cạnh đó, phân tích đối thủ cũng là một yếu tố quan trọng trong digital marketing strategy, giúp mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh độc đáo:
Sự khác biệt là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng. Để xác định được yếu tố độc đáo, thương hiệu cần hiểu rõ đối thủ của mình đang triển khai các hoạt động digital marketing như thế nào.
Tham khảo và học hỏi:
Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp có thể đúc kết ra được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ. Từ đó, thương hiệu có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đi trước.
Hiểu rõ vị thế của bản thân:
Sau khi nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp có thể nhìn ngược lại chính mình để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.3. Khách hàng mục tiêu
Trong digital marketing strategy, thấu hiểu khách hàng mục tiêu mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Xác định được đúng nền tảng truyền tải.
- Tiếp cận được chính xác khách hàng tiềm năng
- Lựa chọn được đúng hoạt động truyền thông hiệu quả
- Xây dựng được chiến lược nội dung thu hút, mang tính thuyết phục cao
Khi nghiên cứu khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phân tích những yếu tố cơ bản sau:
- Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, nghề nghiệp,…
- Hành vi mua sắm của khách hàng.
- Các thói quen truyền thông: sử dụng mạng xã hội, internet,…
- Tâm lý: nhu cầu, mong muốn, rào cản, vấn đề của khách hàng
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng là gì? | Advertising Vietnam
2.4. Mục tiêu cuối cùng
Mục tiêu cuối cùng giúp doanh nghiệp định hướng cho mọi quyết định digital marketing strategy, vậy nên thương hiệu cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
Doanh nghiệp lưu ý tránh thiết lập quá nhiều mục tiêu cho cùng một chiến dịch digital marketing bởi mỗi một mục tiêu thường sẽ có cách triển khai riêng.
2.5. Kênh tiếp thị trong Digital Marketing Strategy
Để có thể lựa chọn được kênh tiếp thị hiệu quả trong digital marketing strategy, doanh nghiệp cần phân tích hành trình khách hàng cũng như các điểm tiếp xúc tiềm năng với đối tượng mục tiêu.
Hành trình khách hàng là toàn bộ quá trình tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp từ lúc chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cho đến khi trở thành khách hàng trung thành.
Tìm hiểu thêm: Hành trình khách hàng là gì? Cách vẽ bản đồ hành trình khách hàng tối ưu
2.6. Nội dung truyền tải
Trong digital marketing strategy, nội dung là một trong những yếu tố quan trọng cốt lõi có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các chiến dịch.
Thông điệp nội dung hữu ích, có giá trị, có sức thuyết phục sẽ khiến khách hàng nhận diện, ghi nhớ về thương hiệu hoặc đưa ra quyết định mua hàng.
Doanh nghiệp lưu ý cần đưa ra chiến lược nội dung phù hợp với đặc thù của nền tảng như luật nền tảng, định dạng nội dung. Ví dụ như TikTok là nền tảng ưa chuộng các dạng video ngắn, Instagram khuyến khích các nội dung có tính thẩm mỹ, thiên về mặt hình ảnh.
2.7. Đo lường và tối ưu hoá Digital Marketing Strategy
Khi triển khai digital marketing strategy, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, phân tích và tối ưu hoá dựa trên các chỉ số mà nền tảng cung cấp để mang đến hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch.
Đo lường chỉ số chiến dịch giúp doanh nghiệp có thể tối ưu ngân sách bằng việt cắt giảm chi phí kịp thời cho các hoạt động kém hiệu quả.
Đọc thêm: 19 Chỉ Số Digital Marketing Quan Trọng Nhất Cần Theo Dõi | Advertising Vietnam
3. Các hoạt động phổ biến trong Digital Marketing Strategy
3.1. Influencer Marketing
Trong những năm gần đây, Influencer Marketing trở thành hoạt động được ưa chuộng hơn bao giờ hết, đặc biệt trên nền tảng TikTok.
Trong digital marketing strategy, Influencer Marketing là hình thức tận dụng sự lan toả của các cá nhân, tổ chức để mang lại hình ảnh tích cực cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Influencer marketing được chia thành các hạng mục như sau:
- Celebrities: Họ là những người nổi tiếng, ngôi sao, có sức ảnh hưởng lớn.
- KOLs: Họ là những những chuyên gia, uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng.
- KOCs: Họ là những người có sức lan tỏa với phạm vi hẹp hơn, có ảnh hưởng trong một nhóm nhất định. Tuy nhiên, các KOCs thường được người xem tin tưởng nhờ nội dung chân thật.
Đi kèm với sự bùng nổ của Influencer Marketing, người tiêu dùng đồng thời trở nên cảnh giác hơn đối với các nội dung mang tính chất quảng cáo quảng cáo, lồng ghép sản phẩm.
Vậy nên, để có thể xây dựng lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp cần triển khai hoạt động influencer marketing chân thực, tự nhiên và gần gũi nhất có thể.
3.2. Affiliate Marketing
Trong digital marketing strategy, affiliate marketing là hoạt động các cá nhân, tổ chức giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và được trả hoa hồng.
Đối với hoạt động này, doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng hình thức trả phí hoa hồng như: theo lượt nhấp, theo số lượng khách hàng tiềm năng, hay theo lượt mua hàng thành công.
3.3. Content Marketing
Trong digital marketing strategy, content marketing là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận, thuyết phục khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua các nội dung chất lượng.
Doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động content marketing trên đa dạng nền tảng như Website, Facebook, TikTok, Instagram,… và dưới nhiều hình thức khác nhau như: ảnh, bài viết, video, podcast, infographic,v.v.
Content marketing là hoạt động quan trọng, doanh nghiệp cần triển khai với tần suất đều đặn.
Đọc thêm: Viết Content: Ý nghĩa, vai trò của sáng tạo nội dung
3.5. Group
Xây dựng cộng đồng (group) là hoạt động phổ biến trong digital marketing strategy. Doanh nghiệp có thể phát triển cộng đồng trên các nền tảng như Facebook, Zalo. Đây là nơi tụ họp nhóm người có chung một mối quan tâm, ví dụ như: cộng đồng làm đẹp tự nhiên, hội chủ shop xây dựng gian hàng shopee.
Doanh nghiệp lưu ý nội dung chia sẻ trên cộng đồng cần đa dạng, không nên quá tập trung vào quảng cáo mà nên xen kẽ các nội dung chia sẻ kiến thức, thông tin hữu ích,v.v.
Đọc thêm: Chiến thuật xây dựng cộng đồng trên nền tảng trực tuyến | Tomorrow Marketers
3.6. Google Ads & Facebook Ads
Trong digital marketing strategy, các hoạt động quảng cáo mang lại những lợi ích cụ thể sau cho doanh nghiệp:
- Xây dựng nhận diện thương hiệu
- Tiếp cận khách hàng mục tiêu chính xác
- Thúc đẩy chuyển đổi
- Đo lường hiệu quả chiến dịch
Đặc biệt, Google và Facebook là hai nền tảng có lượng người dùng khổng lồ tại Việt Nam, giúp thông điệp truyền tải của doanh nghiệp dễ dàng chạm đến các đối tượng tiềm năng.
Đọc thêm: Dịch vụ Google Ads: Tổng hợp chi tiết để quảng cáo hiệu quả
4. Case study hay về digital marketing strategy
4.1. Go Pro – UGC digital marketing strategy
Sản phẩm
Go Pro là thương hiệu chuyên sản xuất camera hành trình nổi tiếng tại Mỹ. Camera Go Pro thường nhỏ gọn, cho phép người dùng ghi lại những khoảnh khắc phiêu lưu, mạo hiểm hay các hoạt động thể thao.
Chiến lược UGC
Sau khi nhận ra khách hàng là những nhà quảng cáo chân thực và có tính thuyết phục cao, Go Pro đã triển khai chiến lược UGC nhằm quảng bá sản phẩm một các tự nhiên và gần gũi nhất. UGC (User Content Generated) là chiến lược tận dụng các nội dung do người dùng tạo ra để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Trong chiến dịch lần này
Go Pro đã khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về hành trình khám phá của họ và đăng lên các nền tảng mạng xã hội bằng cách tổ chức giải thưởng có tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 triệu đô la dành cho những người tham gia.
UGC digital marketing strategy của Go Pro đã thành công thu hút 42.000 bài dự thi; đồng thời lan toả hình ảnh tích cực về sản phẩm Go Pro trên diện rộng.
4.2. Casting Film
Tại thị trường Việt Nam, các hãng phim đã tận dụng sự phát triển của TikTok để tổ chức các cuộc thi casting phim online. Hình thức này đã thu hút không chỉ thu hút các Influencer tham gia mà còn là cơ hội cho người dùng sử dụng TikTok nói chung.
Hình thức digital marketing strategy này đã mang lại những lợi ích sau cho các hãng phim:
- Quảng bá phim một cách tự nhiên, chân thật.
- Tạo được các cuộc thảo luận trên mạng xã hội về bộ phim.
- Thu thập được ý kiến của các đối tượng xem phim tiềm năng.
- Mở rộng cơ hội tiếp cận các ứng viên tiềm năng trên toàn quốc.
Một số những bộ phim điện ảnh tại Việt Nam đã triển khai thành công hình thức này như “Hoàng hậu cuối cùng”, “Kính vạn hoa”, “Ngày xưa có một chuyện tình”, “Lật mặt 7”.
5. Digital Marketing Strategy: Kết luận
Với sự phát triển của môi trường số, digital marketing strategy là hình thức tiềm năng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh số và đo lường hiệu quả của chiến dịch.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!