Design Thinking là gì? Áp dụng Design Thinking trong Marketing như thế nào?

Design Thinking là gì? Áp dụng Design Thinking trong Marketing như thế nào?

Design Thinking được hiểu là tư duy thiết kế – một khái niệm còn khá mới mẻ khi nhắc đến. Tuy nhiên, khái niệm này ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Vậy Design thinking là gì? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

1. Design Thinking là gì?

Design Thinking hay tư duy thiết kế là một quá trình tìm hướng giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng làm trung tâm.

Nó tập trung vào việc đạt được các kết quả và có tính ứng dụng cao trong đời sống:

  • Kĩ thuật: Có thể phát triển được thành các sản phẩm và quy trình chức năng
  • Kinh tế: Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng để thực hiện chúng
  • Mong muốn cho người dùng: Đáp ứng nhu cầu thực sự của con người 

Ngoài ra, Design Thinking còn là cách tiếp cận vấn đề theo khía cạnh sáng tạo. Để đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, phải học cách áp dụng tư duy của nhà thiết kế và tiếp cận vấn đề từ quan điểm của người dùng. 

2. Các nguyên tắc chính của Design Thinking là gì?

2.1 Lấy người dùng làm cốt lõi và đồng cảm

Design Thinking là tìm kiếm các giải pháp đáp ứng nhu cầu của người dùng. Con người là động lực của sự đổi mới  nên quy trình này luôn ưu tiên khách hàng và xây dựng sự đồng cảm với khách hàng.

2.2 Hợp tác

Mục đích là tập hợp nhiều quan điểm và ý tưởng đa dạng – nguồn gốc của sự đổi mới. Không những thế, khái niệm này còn khuyến khích sự hợp tác giữa các nhóm khác nhau để cùng nhau làm việc. Từ đó, tạo ra sự gắn kết giữa các nhóm.

2.3 Ý tưởng của Design Thinking

Design Thinking luôn đặt trọng tâm là đưa ra càng nhiều giải pháp tiềm năng càng tốt. Ý tưởng là nguyên tắc chính trong quá trình này. Bước vào khu vực ý tưởng, những người tham gia được khuyến khích tập trung vào số lượng ý tưởng hơn là vấn đề chất lượng. 

Việc xây dựng ý tưởng tốt trong marketing sẽ tạo ra một nền tảng tốt. Doanh nghiệp cần những ý tưởng đột phá trong các kế hoạch truyền thông,  đặt hiệu quả truyền thông lên hàng đầu. 

Đọc thêm: Kế hoạch truyền thông từ A-Z cho doanh nghiệp

2.4. Thử nghiệm và lặp lại

Không chỉ suy nghĩ ý tưởng, quy trình thử nghiệm và thực hiện các thay đổi sẽ dựa trên phản hồi của người dùng. Sau đó, hãy chuẩn bị lặp lại các bước trong quy trình khi phát hiện ra các sai sót và hoàn thiện nó.

2.5 Thiên vị đối với hành động

Quy trình này ưu tiên cách tiếp cận thực tếvà giải quyết bằng hành động. Thay vì đưa ra một giả thuyết về những gì người dùng muốn, tư duy thiết kế khuyến khích thực hành và tương tác trực tiếp.

3. 5 giai đoạn của Design Thinking

5 giai đoạn của Design Thinking

3.1. Empathize (Đồng cảm)

Yếu tố tương tác và quan sát đối tượng mục tiêu là điều kiện tiên quyết để vẽ chân dung của họ, hiểu hơn những điều họ suy nghĩ và rút ra những điều họ cần. Thấu hiểu bằng cách trò chuyện hoặc tiến hành các cuộc khảo sát kín cũng sẽ đem lại nhiều giá trị sâu sắc về người dùng.

Hiểu được mong muốn của khách hàng chính là giá trị cốt lõi marketing hướng đến.

Mỗi tập khách hàng sẽ có đặc điểm và nhu cầu khác nhau. Vì thế các công ty truyền thông, quảng cáo đều quan tâm đến insight khách hàng để xây dựng các kế hoạch tiếp cận phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng. 

Đọc thêm: Insight, yếu tố then chốt khi xây dựng chiến lược tiếp thị

3.2 Define (Xác định)

Kết quả của giai đoạn đồng cảm là xác định vấn đề sẽ được giải quyết, cung cấp mục tiêu cố định để tập trung và ghi nhớ. Nhu cầu  người dùng sẽ được đặt lên trên nhu cầu của doanh nghiệp, lấy con người làm trung tâm sẽ vừa có khả năng sáng tạo và vừa cụ thể để đưa ra hướng dẫn và định hướng. 

3.3 Ideate (Sáng tạo)

Sau giai đoạn xác định, quá trình sáng tạo với mục tiêu đưa ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp tiềm năng càng tốt, quá trình này không giới hạn và cản trở chúng ta đưa ra những ý tưởng “điên rồ”.

Sáng tạo trong Design Thinking là gì – là tạo ra thật nhiều đột phá mới, giải pháp mới sau đó chọn lọc thứ tốt nhất.

Giai đoạn này khuyến khích làm việc nhóm, hùng biện để tạo ra ý tưởng với hiệu suất cao nhất. Sáng tạo trong marketing là yếu tố cần thiết và nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng Meme Marketing – giải pháp mới thu hút tương tác của khách hàng.

Đọc thêm: Meme Marketing là gì? Tips sử dụng Meme Marketing hiệu quả

3.4 Prototype (Nguyên mẫu)

Giai đoạn nguyên mẫu chính là lúc chọn lọc và điều chỉnh. Nguyên mẫu có thể mang nhiều hình dạng khác nhau: ví dụ mô hình giấy cơ bản hoặc nguyên mẫu kỹ thuật số tương tác. Hãy xác định từng nguyên mẫu đại diện cho mục tiêu nào và đi tới thử nghiệm.

3.5 Test (Thử nghiệm)

Giai đoạn thử nghiệm là thời gian thu thập các phản hồi của những nguyên mẫu đã tạo từ người dùng. Giai đoạn này  cho phép chúng ta theo dõi hoạt động của nguyên mẫu ở đâu tốt và ở đâu cần cải thiện dựa trên phản hồi của người dùng. Sau đó bạn sẽ thay đổi và cải tiến trước khi dành thời gian và chi phí triển khai giải pháp của mình.

4. Áp dụng Design Thinking trong Marketing như thế nào?

Bản chất áp dụng Design Thinking là gì?

Trong Design Thinking, giai đoạn empathize (đồng cảm) có hai công cụ giúp Marketer thấu hiểu được khách hàng là empathy map (bản đồ thấu hiểu khách hàng) và personas (chân dung cá nhân khách hàng).

Về căn bản, mọi hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, thiết kế hay Marketing đều vận hành theo nguyên lý lấy con người làm trung tâm. Nhờ vậy mà các marketer hoàn toàn có thể ứng dụng Design thinking một cách hiệu quả ngay từ vạch xuất phát.

Sau khi đã thấu hiểu và xác định được nhu cầu của khách hàng, bước tiếp theo chỉ cần lên ý tưởng và thỏa sức sáng tạo. Giai đoạn này thúc đẩy marketer “brainstorm” để đưa ra được những ý tưởng đột phá nhất có thể.

Sau đó với một kho tàng ý tưởng được đưa ra, chúng ta cần sàng lọc ý tưởng theo 3 yếu tố sau:

  • Khả năng của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có năng lực thực hiện ý tưởng này hay không?
  • Cảm nhận khách hàng: Khách hàng có yêu thích ý tưởng và sản phẩm này hay không?
  • Góc nhìn thương mại: Ý tưởng đưa ra có đóng góp vào mục tiêu doanh thu hiệu quả không?

Ý tưởng đáp ứng đủ 3 yếu tố này ở mức cao nhất sẽ phù hợp để triển khai vào quá trình thử nghiệm.

Sau thử nghiệm, phản hồi của người dùng sẽ gợi ý chỉnh sửa cho giải pháp tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu cho sản phẩm. Qua đó ta thấy, vận dụng Design Thinking vào marketing không chỉ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn giúp các Marketer nâng cao hiệu suất công việc. 

5. Kết luận về Design Thinking

Design Thinking là gì? Những thông tin bổ ích về khái niệm Design Thinking đã được cung cấp qua bài viết trên. Áp dụng phương pháp này vào Marketing chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Design Thinking không chỉ giúp các doanh nghiệp đổi mới bằng cách liên tục vận động, tạo ra ý tưởng mới mà còn là thách thức  đối với các đối thủ chưa áp dụng lối tư duy đầy đột phá này. 

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds