Creative Brief & Những điều cần biết
Creative Brief chính là cầu nối gắn kết giữa Client và Agency. Giúp hai bên hiểu được ý tưởng của nhau và xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả nhất. Trong bài viết này, hãy cùng CleverAds tìm hiểu các thông tin về Creative Brief nhé.
1. Creative Brief là gì?
Creative Brief được hiểu là bản tóm tắt thông tin của một chiến dịch truyền thông.
Thông thường, nó được thực hiện bởi account và planner. Sau khi đã ngồi trao đổi và nhận communication brief, họ sẽ thực hiện nhiệm vụ làm Creative brief.
Trong khi communication brief là bản tóm tắt truyền thông giữa agency và client. Thì Creative brief là bản tóm tắt giữa creative team, account và planner.
Khi được bàn giao creative brief, cả team sẽ bắt đầu khai thác từng khía cạnh cụ thể. Sau đó bắt tay vào lên kế hoạch và thực hiện chiến dịch truyền thông.
Một bản tóm tắt sáng tạo phải ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ các mục tiêu, chiến lược sản phẩm. Thông thường, nó chỉ gói gọn từ 1-2 trang giấy A4.
2. Tầm quan trọng của Creative Brief
2.1. Xác định phạm vi chiến dịch
Creative Brief thể hiện chi tiết thông tin mà một chiến dịch truyền thông cần có. Bao gồm các mốc thời gian và ngân sách dự án.
Một số câu hỏi phổ biến như:
- Đối tượng khách hàng có đúng với mục tiêu ban đầu không?
- Chi phí bỏ ra có xứng với kết quả thu về không?
- Chiến dịch quảng cáo dành cho nhãn hàng nào của Client?
Nắm chắc bản creative brief trong tay, bạn còn có thể trả lời những câu hỏi hóc búa hơn nữa.
2.2. Xác định thời gian phù hợp
Mỗi chiến dịch truyền thông đều có thời gian diễn ra cụ thể. Bên cạnh đó, lịch trình chi tiết cho các đầu việc cũng cần được ghi vào bản Creative Brief.
Nếu làm việc trong một agency, bạn sẽ có rất nhiều dự án cần phải thực hiện. Việc ghi đầy đủ ngày và giờ sẽ giúp team và client kiểm soát tiến độ tốt hơn.
2.3. Bản đồ định hướng
Creative Brief giống như một bản đồ hữu ích trong những cuộc hành trình tìm kiếm kho báu. Nếu thiếu đi thông tin trong bản đồ, con tàu của bạn sẽ đi lệch hướng và thất bại.
Khi nắm được tấm bản đồ Creative Brief trong tay, bạn sẽ biết được:
- Thời gian diễn ra chiến dịch?
- Đối tượng khách hàng chính?
- Sản phẩm cần chạy Ads?
3. Những yếu tố cấu thành bản Creative Brief hiệu quả
3.1. Những thông tin cần thiết của Creative Brief
Một bản Creative Brief đầy đủ, xúc tích sẽ góp phần vào thành công của chiến dịch.
Các thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong bản tóm tắt. Sau đó, bạn mới có thể đặt mục tiêu và xác định nhân sự tham gia. Trong Creative Brief, account và planner phải thể hiện các thông tin sau:
- Thông tin chính: Lịch sử hình thành client, đối tượng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, công việc). Lý do client cần thực hiện chiến dịch, bối cảnh diễn ra, kỳ vọng…
- Thông tin liên quan: Sản phẩm cần quảng cáo, thông tin sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thị trường…
- Tiến độ công việc: Liệt kê các mốc thời gian thực hiện, đề xuất ý tưởng, trao đổi các bên…
3.2. Chiến lược và mục tiêu
Bản Creative Brief cần thể hiện các mục tiêu thực hiện. Lý do cần thực hiện chiến dịch quảng cáo? Mục tiêu chiến dịch là gì? Client đặt kỳ vọng cho dự án lần này như thế nào? Làm sao để đo mức độ hiệu quả của chiến dịch?
3.3. Đối tượng tiếp cận trong Creative Brief
Khi xác định đối tượng khách hàng, đừng dừng lại ở bước liệt kê nhân khẩu học. Hãy cố gắng suy nghĩ sâu xa hơn nữa.
Bạn cố gắng tiếp cận với ai khi làm chiến dịch? Hành vi tiêu dùng của khách hàng như thế nào? Bạn có hiểu tâm tư, mong muốn của họ không?
Hơn nữa, bạn cần mở rộng bán kính đối tượng của chiến dịch. Người mua sản phẩm chưa chắc là khách hàng chủ chốt.
Một ví dụ điển hình về câu chuyện “Người mua không dùng, người không mua lại dùng”:
Người mua sắm quần áo, đồ ăn, đồ chơi tại cửa hàng thú cưng là chủ nhân của chúng. Trong khi đó, thú cưng mới là người dùng những vật phẩm đó và được coi là khách hàng chủ chốt.
3.4. Công cụ hữu ích
Dù thực hiện chiến dịch truyền thông truyền thống hay Digital, bạn cần xác định những tool cần thiết. Chẳng hạn như các ấn phẩm truyền thông, kênh quảng cáo trực tuyến…
Mục đích chính là để đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch. Từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
Xem thêm: Bí kíp xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp
3.5. Ngân sách dự kiến của Creative Brief
Ngân sách là một yếu tố quan trọng bắt buộc phải có trong các bản Creative Brief. Account và planner phải ước tính chi phí dự tính và trao đổi lại với client.
4. Ví dụ tiêu biểu về Creative Brief – Vườn ươm và Đồ làm vườn của Berwick
4.1. Bối cảnh
Berwick’s Plant Nursery and Garden Supplies là một công ty làm vườn có 3 chi nhánh ở Pennsylvania, Hoa Kỳ. Thành lập năm 1998 bởi Liz Berwick, họ nhanh chóng trở thành một công ty uy tín trong khu vực.
Tuy nhiên, chi nhánh Pittsburgh lại có doanh số bán hàng và tỷ lệ giữ chân khách hàng thấp hơn so với 2 địa điểm còn lại là Harrisburg và Bethlehem.
4.2. Khách hàng mục tiêu:
- Khách hàng từ 45-65+, thích mua sắm tại cửa hàng lớn.
- Nhóm khách hàng 30-40, có nhà và muốn mở rộng không gian vườn.
- Khách hàng 15-30, có nhiều cây trồng trong nhà.
4.3. Nhận diện thương hiệu
Công ty địa phương có thể giúp người dân trở nên vui vẻ khi làm vườn cũng như khả năng chữa bệnh.
4.4. Nền tảng tiếp thị và quảng cáo hiện tại:
- Social Media
- Website công ty
- Quảng cáo Billboards
4.5. Mục tiêu dự án
Nâng cao nhận thức cộng đồng về chi nhánh Pittsburgh, đồng thời tăng thêm 25% khách hàng tới cửa hàng.
4.6. Chi tiết dự án
Chiến dịch quảng cáo: 1/12/2020-1/6/2021
- Cải tiến kênh truyền thông xã hội
- Theo dõi đối thủ cạnh tranh
- Tạo những câu chuyện thú vị cho các nền tảng truyền thông xã hội
- Chạy quảng cáo trên báo
- Đảm bảo có 2 quảng cáo ngoài trời tại Pittsburgh
- Hợp tác với các khu vườn khác ở khu vực Pittsburgh để thúc đẩy kinh doanh
Company Blog: 15/12/2021-1/6/2021
- Tạo 1 blog công ty có thể truy cập thông qua website hiện tại của Berwick.
- Đăng 5 bài trên blog về chi nhánh Pittsburgh: số lượng cây mới, chương trình giảm giá.
- Đăng 5 bài hướng dẫn trồng cây, mẹo chăm sóc cây, làm vườn trong thùng xốp.
- Bao gồm các từ khóa có liên quan để tăng cường SEO.
- Sử dụng bài đăng trên blog để thúc đẩy các hoạt động chiến dịch tiếp thị.
4.7. Ngân sách dự án
Tổng ngân sách: 30.000 USD. Trong đó, 25.000 USD cho hoạt động Marketing và 5.000 cho Blog.
4.8. Vai trò và trách nhiệm
Chiến dịch quảng cáo gồm 7 người:
- Kennedy Smith (trưởng dự án)
- Bailey Coleman (nhà nghiên cứu thị trường)
- Sam Arbor (quản lý social media)
- Payden Marhem (content writer social media)
- Jordan Fields (social media scheduler)
- Fi Morley (photographer)
- Alex Kokowski (điều phối viên)
Company Blog gồm 8 người:
- Sydney Sands (quản lý nội dung blog)
- Daniel Anderson Smith (nhà phát triển web)
- Taylor Cairn, Cameron Potter, Avery McCabe và Morgan Clawson (người viết nội dung)
- August Baylor (chuyên gia SEO)
- Maria Sophia Lopez (nhân viên tìm kiếm từ khóa)
6. Creative Brief – Lời kết
Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về Creative Brief và cách để tạo một bản tóm tắt đầy đủ thông tin. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và xây dựng Creative Brief để đảm bảo chiến lược của doanh nghiệp trở nên thành công nhé.
Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.