Contextual Marketing là gì? Tất tần tật về tiếp thị theo ngữ cảnh

Contextual Marketing là gì? Tất tần tật về tiếp thị theo ngữ cảnh

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các quảng cáo có liên quan lại xuất hiện trên các trang web dường như chẳng liên quan đến chúng chưa? Đó chính là nhờ contextual marketing. Chiến lược digital marketing này cung cấp cho người dùng quảng cáo được nhắm mục tiêu dựa trên hoạt động duyệt web gần đây của họ. Mỗi khi người dùng tìm kiếm một thứ gì đó, bấm vào quảng cáo, hay đọc một bài báo mạng, cookie của bên thứ ba sẽ theo dõi hoạt động và duy trì hồ sơ hành vi cho mục đích marketing. Vậy Contextual Marketing là gì?

Trong bài viết này, hãy cùng CleverAds tìm hiểu tất cả về định nghĩa của tiếp thị theo ngữ cảnh, lợi ích của nó và cách tạo nội dung phù hợp với ngữ cảnh.

1. Contextual Marketing là gì?

Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh) là một chiến lược được dựa trên các hành vi và điều kiện xung quanh hoạt động marketing để làm sao cho tất cả nội dung đều có liên quan đến người tiếp nhận nội dung đó.

Mức độ liên quan tới ngữ cảnh không chỉ được xác định bởi mỗi nội dung. Tính kịp thời cũng rất quan trọng.

Ví dụ: giả sử khách hàng yêu cầu ebook (sách điện tử) về marketing qua email nhưng tận hai tháng sau bạn mới gửi cho họ. Mặc dù họ đã nhận được nội dung họ yêu cầu, nhưng thời điểm nhận thông tin khiến nó không còn phù hợp với khách hàng nữa.

2. Lợi ích Contextual Marketing đem lại cho doanh nghiệp là gì?

Bên cạnh việc nắm được định nghĩa contextual marketing là gì rồi, chúng ta hãy cùng nhìn vào bốn lợi ích chính mà chiến lược này có thể mang tới cho thương hiệu:

  • Tăng traffic (lượt truy cập) của đúng loại đối tượng: Contextual Marketing được dùng để tiếp cận chính xác các khách hàng cụ thể. Bằng cách tập trung vào phân tích các hành vi và nhân khẩu học, doanh nghiệp có thể nắm bắt được đúng khách hàng tiềm năng của mình ngay trước khi họ mua hàng.
  • Cá nhân hoá phương thức tiếp cận khách hàng: Phương pháp này hoạt động dựa trên phân tích sở thích của khách hàng. Chúng được cá nhân hóa khi mỗi người dùng nhận được một thông điệp marketing phù hợp và đúng thời điểm. Kỹ thuật này mang lại hiệu quả hơn nhiều so với việc “tấn công” khách hàng liên tục bằng những thông điệp quảng cáo không liên quan. Khi khách hàng muốn, thông tin tự sẽ đến với họ.
  • Tương tác tốt hơn: Contextual Marketing tạo ra tương tác với khách hàng bằng cách dự đoán mong muốn và nhu cầu của họ, đồng thời cho phép người dùng tham gia vào quá trình này. Do đó, kể cả khi đặt sản phẩm và thương hiệu lên trước khách hàng, bạn cũng có thể thu hút họ tham gia vào những cuộc thảo luận về doanh nghiệp của bạn.
  • Tăng lợi nhuận và doanh số bán hàng: Tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng tăng lên khi quảng cáo được nhắm mục tiêu chính xác hơn, được điều chỉnh phù hợp và định thời điểm trùng khớp với thời điểm khách hàng của bạn có ý định mua hàng.

3. Làm thế nào để sáng tạo nội dung phù hợp với ngữ cảnh 

Sau khi hiểu rõ contextual marketing là gì và lợi ích từ nó, việc tiếp theo bạn cần biết chính là cách để áp dụng nó cho doanh nghiệp của bạn.

Trong contextual marketing, các dữ liệu của bạn cần phải có tính kịp thời, liên quan và bạn cần có thẩm quyền để tạo nội dung theo ngữ cảnh của thông tin đó. Cho dù đó là một quảng cáo hay, bạn phải tuân theo cùng một quy trình để truyền tải thông điệp đến với khách hàng. Dưới đây là một số bước có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo nội dung phù hợp theo ngữ cảnh.

3.1. Xác định đối tượng mục tiêu

Xác định đối tượng mục tiêu (Target Audience) là một phần quan trọng khi bắt đầu bắt tay vào làm tiếp thị theo ngữ cảnh. Nhiều thương hiệu phân tích đối tượng mục tiêu không chính xác, điều này khiến nội dung của họ trở nên không còn phù hợp nữa. Phân tích đối tượng mục tiêu có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận những người này để gửi gợi ý sử dụng các sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn phân khúc kĩ lưỡng dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp và cụ thể đặc điểm của từng nhóm đối tượng.

Contextual Marketing là gì

3.2. Lựa chọn kênh tiếp thị

Các chiến dịch về contextual marketing thường bắt đầu khi doanh nghiệp đưa các nội dung lên nền tảng số. Những trang mạng xã hội, điển hình như Facebook, TikTok, Instagram đã được chứng minh là hiệu quả trong việc đạt được những mục tiêu về contextual marketing của các thương hiệu khác nhau. Tuy vậy, bản thân thông điệp phải rõ ràng, độc đáo và dễ hiểu để người mua có thể tiếp cận với sản phẩm của bạn.

3.3. Xác định hình thức của nội dung

Lựa chọn hình thức của nội dung, ví dụ như quiz, video, quảng cáo, bài đăng hoặc bất kỳ dạng nào khác, sẽ giúp bạn tương tác với khán giả vào đúng thời điểm và đúng cách. Hãy xác định xem bạn muốn tiếp cận phạm vi đối tượng nhỏ hơn hay rộng hơn. Nếu rộng hơn thì rộng hơn bao nhiêu. Trả lời những câu hỏi này có thể thiết lập một nền tảng tuyệt vời cho hoạt động digital marketing cho doanh nghiệp của bạn.

Contextual Marketing là gì

3.4. Phá bỏ rào cản trong sáng tạo nội dung

Bạn phải đảm bảo rằng bạn tạo nội dung cho một lượng khán giả đủ lớn. Ví dụ: nội dung chỉ dành cho những người sống ở Hà Nội liệu có hoàn toàn phù hợp với người dân tại TP HCM? Việc tránh những hạn chế không đáng có về mặt nội dung sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng độ nhận diện cho thương hiệu của mình. 

3.5. Theo dõi độ hiệu quả của nội dung

Theo dõi kết quả đo lường được từ nội dung sẽ là một phần không thể thiếu trong quá trình này. Bạn cần liên tục tiếp nhận và cập nhật phản hồi từ khách hàng để giúp thương hiệu phát triển ở các thị trường mới. Ngay sau khi đăng tải nội dung của mình, bạn hãy kiểm tra độ lan toả của nội dung đó, xem xét nội dung đó có đáp ứng các mục tiêu đã được đặt ra ban đầu hay không, từ đó thay đổi nội dung sao cho phù hợp nếu cần.

4. Một số ví dụ về Contextual Marketing

4.1. Amazon 

Amazon tận dụng contextual marketing để quảng cáo các sản phẩm tương tự như sản phẩm người dùng đang tìm kiếm. Khi bạn mở trang sản phẩm bất kì trên trang web của họ Amazon, sẽ có một ô được tài trợ (sponsored) hiển thị với các đề xuất về những sản phẩm tương tự.

Contextual Marketing là gì

4.2. LinkedIn

Nền tảng này cho phép người dùng tìm các công việc phù hợp với hồ sơ của mình. Khi bạn mở các trang tìm việc, trên màn hình sẽ hiển thị một cột với những gợi ý về công việc dành riêng cho bạn dựa trên thông tin bạn cung cấp và lịch sử tìm kiếm trên LinkedIn. Những quảng cáo theo ngữ cảnh như vậy có lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động khi nó giúp các công ty tìm được nhân viên thích hợp, đồng thời cung cấp danh sách công việc phù hợp cho người đang tìm việc trên Linkedin.

Contextual Marketing là gì

4.3. Tesla

Tesla, Inc. là công ty được thành lập bởi Elon Musk, một nhà tiên phong trong contextual marketing. Xe Tesla có doanh số bán chạy hơn cả Mercedes-Benz khi biết tận dụng việc chi phí quảng cáo nhiều hơn đáng kể của họ so với các hãng sản xuất ô tô khác. Điều này là nhờ việc Tesla đã biết tạo dựng những cuộc đối thoại với khách hàng khi liên tục truyền tải thông tin về lối sống không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhằm tạo ra một mối liên kết quan trọng với người nghe và giúp tạo ra một lượng đáng kể khách hàng trung thành với nhãn hiệu này.

Kết luận

Trong bài viết này, CleverAds đã cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về khái niệm Contextual Marketing là gì, lợi ích và cách thực hiện cho doanh nghiệp của bạn. Các chiến dịch digital marketing đã giúp toàn cầu hóa khái niệm contextual marketing. Hiện nay, contextual marketing được các doanh nghiệp sử dụng để mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng nhờ việc sáng tạo nội dung hướng tới người dùng với những dữ liệu thu thập được từ họ. 

Với contextual marketing, doanh nghiệp của bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ hơn những thông tin cần biết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó thiết lập mối quan hệ bền chặt giữa họ và thương hiệu của bạn.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds