Community Interaction và tầm quan trọng trong Marketing

Community Interaction và tầm quan trọng trong Marketing

Với mục tiêu marketing hướng tới Community Interaction (Tương tác Cộng đồng). Marketer có thể xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng tiềm năng ở những nền tảng hiện có. Vậy Community Interaction là gì? Tầm quan trọng của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu với CleverAds qua bài viết dưới đây.

1. Community Interaction là gì?

Community Interaction trong marketing đề cập đến quá trình tạo kết nối giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu. Quá trình này thông qua những giao tiếp và tương tác thường xuyên, tích cực. Bao gồm xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, thúc đẩy niềm tin và lòng trung thành khách hàng.

Community Interaction

2. Lợi ích của Community Interaction

Community Interaction tăng tương tác từ khách hàng

Bằng cách tương tác với cộng đồng, thương hiệu có thể tạo ra một sự kết nối với khách hàng. Doanh nghiệp nên tích cực tương tác với khách hàng. Có thể thông qua mạng xã hội, các sự kiện và những kênh khác có thể giúp tạo ra những cuộc đối thoại hai chiều (two-way communication). Để khuyến khích khách hàng tham gia và đóng góp ý kiến. Những phản hồi này có thể giúp cho các thương hiệu cải thiện các sản phẩm/dịch vụ trong tương lai. Từ đó ngày càng nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Community Interaction giữ chân khách hàng và cải thiện lòng trung thành với thương hiệu

Bằng cách tạo ra một cảm giác thân thuộc và gần gũi, Community Interaction có thể giúp các thương hiệu giữ chân khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy kết nối với thương hiệu và cộng đồng của nó. Họ sẽ có xu hướng trung thành và tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Community Interaction nâng cao danh tiếng thương hiệu

Community Interaction có thể giúp xây dựng một danh tiếng tích cực cho thương hiệu. Bằng cách làm cho thương hiệu trở nên gần gũi và chân thật hơn với khách hàng. Hoặc tương tác với khách hàng và lắng nghe phản hồi của họ. Doanh nghiệp của bạn sẽ có một danh tiếng là một thương hiệu luôn hướng tới và coi trọng khách hàng (customer-oriented)

Community Interaction tạo ra những người ủng hộ và đại sứ thương hiệu 

Bằng cách xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ. Các thương hiệu có thể tạo ra những người ủng hộ (Brand Advocates) và đại sứ (Ambassadors) có niềm đam mê về thương hiệu và sản phẩm. Những đại sứ thương hiệu này có thể quảng bá thương hiệu thông qua marketing truyền miệng (Word-of-Mouth) và mạng xã hội. Điều này không chỉ giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu mà còn cải thiện đáng kể độ uy tín trên thị trường.

Community Interaction cung cấp những insights quý giá về nhu cầu và sở thích của khách hàng

Community Interaction có thể cung cấp những insights đắt giá về nhu cầu và sở thích của khách hàng. Vì thương hiệu đang trực tiếp lắng nghe từ chính những khách hàng thực sự. Điều này là nguồn thông tin hữu ích cho các thương hiệu để làm ra những chiến lược marketing và phát triển sản phẩm.

Bằng cách lắng nghe phản hồi và tham gia trò chuyện với cộng đồng, các thương hiệu có thể hiểu rõ hơn những vấn đề khó khăn (pain points) và trăn trở của khách hàng. Cho phép họ phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất để đáp ứng đúng những nhu cầu khẩn thiết đó.

Community Interaction tăng doanh số bán hàng và doanh thu

Bằng cách xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành và tạo ra những đại sứ thương hiệu, community interaction giúp tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Khách hàng có xu hướng mua hàng liên tục với những đơn hàng giá trị lớn từ một thương hiệu mà họ cảm thấy kết nối hơn. Những đại sứ thương hiệu cũng là những nguồn thông tin đáng tin cậy. Giúp mở rộng thị trường của sản phẩm tới những khách hàng mới.

Community Interaction

3. Những chiến lược Community Interaction điển hình

Để xây dựng một chiến lược community interaction hiệu quả, các thương hiệu cỏ thể áp dụng những chiến lược sau:

3.1. Tương tác và giao tiếp liên tục với cộng đồng

Tương tác và giao tiếp liên tục với cộng đồng là rất quan trọng để xây dựng một kết nối bền chặt với khách hàng. Các thương hiệu nên phản hồi và trò chuyện với khách hàng và tương tác tích cực với cộng đồng. Có thể thông qua các trang mạng xã hội, tổ chức sự kiện online/offline và các kênh khác.

3.2. Tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị

Tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị là một yếu tố rất quan trọng để xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ. Các thương hiệu có chiến lược sáng tạo ra những nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Những nội dung này cần cung cấp giá trị tới họ. Bất kể đó là về giáo dục, giải trí hay chỉ là đưa đến thông tin.

3.3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm

Chăm sóc khách hàng rất cần thiết để ngày càng làm mạnh mẽ mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng. Các thương hiệu nên ưu tiên sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, phản hồi những vấn đề của họ đang gặp phải một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.4. Khuyến khích nội dung người dùng tạo ra

Khuyến khích khách hàng tự sáng tạo nội dung của chính họ (user-generated content) có thể giúp tạo ra những đại sứ thương hiệu tiềm năng và từ đó xây dựng một cộng đồng vững mạnh. Các thương hiệu nên khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm sản phẩm và ý kiến của họ trên mạng xã hội. Và hãy tích cực tương tác với những nội dung này.

3.5. Hỗ trợ các vấn đề xã hội phù hợp với giá trị của thương hiệu

Hỗ trợ các vấn đề xã hội phù hợp với giá trị của thương hiệu có thể giúp xây dựng một danh tiếng tích cực cho thương hiệu. Qua đó còn lôi kéo sự quan tâm của những người cũng đang hướng tới những vấn đề đó. Vì vậy, thương hiệu hãy xem xét hợp tác với các tổ chức phù hợp với giá trị của họ. Và hỗ trợ các vấn đề mà khách hàng của họ đang quan tâm nhiều nhất.

Community Interaction

4. Ví dụ về Community Interaction trong thực tế

Một số thương hiệu đã thành công trong việc thực hiện chiến lược community interaction bao gồm:

4.1. Nike

Ứng dụng Run Club và cộng đồng của Nike cung cấp cho những người yêu thích bộ môn chạy bộ một nền tảng để kết nối và chia sẻ trải nghiệm của họ. Đồng thời quảng bá giá trị thương hiệu của Nike về thể dục và thể thao. Nike cũng tổ chức các sự kiện và hoạt động như chuỗi đua Nike Women.

Community Interaction

4.2. Glossier

Glossier đã xây dựng một cộng đồng của những người đam mê làm đẹp trên các trang mạng xã hội. Họ xây dựng nội dung hấp dẫn và phương thức tiếp cận tập trung vào khách hàng. Glossier khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về họ. Đồng thời, thương hiệu này cũng đăng tải đánh giá và hình ảnh của khách hàng trên trang web và các trang mạng xã hội.

Community Interaction

4.3. Airbnb

Airbnb đã có một phương thức tiếp cận khách hàng rất hay bằng cách xây dựng và hướng tới một cộng đồng về du lịch. Thương hiệu đã tạo ra một mạng lưới các chủ nhà và du khách chia sẻ trải nghiệm của họ trên ứng dụng này. Airbnb cũng bày tỏ sự quan tâm và hỗ trợ các vấn đề xã hội phù hợp với giá trị của họ. Như về tính bền vững và bảo vệ môi trường.

Community Interaction

4.4. Sephora

Sephora đã tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ gồm những người yêu thích làm đẹp. Thông qua chương trình Beauty Insider của họ, chương trình này trao thưởng cho khách hàng khi họ mua hàng và tương tác với thương hiệu. Sephora cũng tổ chức các sự kiện và hội thảo. Để mang đến cho khách hàng cơ hội tìm hiểu về các sản phẩm và kỹ thuật trang điểm mới.

Community Interaction

5. Mục tiêu Community Interaction trong Tiktok Ads

Trong TikTok Ads Manager, Community Interaction cũng là một lựa chọn về Tiktok advertising objectives.

Với mục tiêu Community Interaction, bạn sẽ thu hút thêm nhiều người tương tác với tài khoản TikTok của mình bằng cách thu hút người theo dõi. Hoặc tăng lưu lượng truy cập vào trang hồ sơ của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ của họ với một trong những cộng đồng có giá trị nhất hiện nay – cộng đồng TikTok

Hiện tại có hai cách tối ưu hóa Community Interaction:

  • Tối ưu hóa người theo dõi để thúc đẩy tăng lượt follow. Doanh nghiệp nên chọn khi đang
    • Tìm cách thiết lập chỗ đứng của thương hiệu trong thị trường ngách của bạn. 
    • Làm cho thương hiệu của bạn nổi bật
    • Tạo một cộng đồng để nhắm đối tượng mục tiêu.
    • Tăng lượt xem phát trực tiếp (live-stream) trong tương lai của bạn.
  • Tối ưu hóa truy cập hồ sơ để tăng lưu lượng truy cập (traffic) vào tài khoản. Điều này phù hợp với doanh nghiệp của bạn nếu bạn muốn:
    • Tăng lượt xem và tương tác trên toàn bộ nội dung trong trang TikTok của bạn.
    • Giới thiệu các cập nhật mới về doanh nghiệp của bạn 
    • Sử dụng hồ sơ TikTok doanh nghiệp của bạn như một kênh khác để hướng khách hàng xuống dưới phễu markteting.

Community Interaction

6. Kết luận

Bằng cách thực hiện các chiến lược community interaction hiệu quả, các thương hiệu có thể tạo ra một cơ sở khách hàng trung thành. Nó sẽ thúc đẩy việc giữ chân khách hàng, đồng thời tăng doanh thu và lợi nhuận. Community Interaction là một thành phần thiết yếu của marketing trong thời kì 4.0 hiện nay. Các thương hiệu nên ưu tiên tương tác và giao tiếp với cộng đồng. Như vậy sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds