TOP 11 chiến lược marketing ngành FMCG năm 2023

TOP 11 chiến lược marketing ngành FMCG năm 2023

Chiến lược marketing ngành FMCG là gì? Nó đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Những chiến lược marketing FMCG hiệu quả nhất trong năm 2023 là gì? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Chiến lược marketing ngành FMCG là gì?

1.1. FMCG là gì?

FMCG là viết tắt của cụm từ “fast-moving consumer goods”, là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đây được định nghĩa là những hàng hóa được mua thường xuyên, có hạn sử dụng ngắn do dễ hỏng hoặc có nhu cầu sử dụng cao. Những sản phẩm này thường có giá thấp và được bán với số lượng lớn. FMCG có thể được chia thành bốn loại chính: thực phẩm và đồ uống, chăm sóc cá nhân, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc nhà cửa.

1.2. Chiến lược marketing ngành FMCG là gì?

Chiến lược marketing ngành FMCG chính là là tất cả những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh được hiện thực hóa bằng những kế hoạch chi tiết, nhằm mục tiêu tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu, từ đó giúp gia tăng doanh số bán hàng.

2. Lợi ích các chiến lược marketing ngành FMCG đem lại cho các doanh nghiệp

2.1. Tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực FMCG có rất nhiều sản phẩm tương tự nhau. Những chiến lược marketing ngành FMCG sẽ cho phép các thương hiệu tạo nên sự khác biệt và định vị chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, điều này cũng giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu.

2.2. Hiểu được xu hướng và insight khách hàng

Chiến lược marketing ngành FMCG giúp các thương hiệu hiểu biết insight về cách người tiêu dùng hành xử, cảm nhận và suy nghĩ về sản phẩm của họ. Các công cụ phân tích cung cấp cho các công ty FMCG một bộ chỉ số đo lường hoàn chỉnh—số nhấp chuột, số chuyển đổi, số lần hiển thị, v.v. Chúng giúp các công ty hiểu sâu hơn về người tiêu dùng và trang bị cho họ những thông tin để cải thiện cho các chiến dịch tiếp theo. Điều này giúp các công ty FMCG này tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả hơn trong tương lai và tăng ROI (Return On Investment).

3. 11 chiến lược marketing ngành FMCG hiệu quả nhất năm 2023

3.1. Sáng tạo nội dung hướng tới khách hàng

Với sự ra đời của digital marketing, chiến lược marketing ngành FMCG đã thay đổi mạnh mẽ. Thông qua việc sáng tạo nội dung lấy người dùng làm trung tâm, các thương hiệu có thể thúc đẩy sự tương tác giữa người tiêu dùng và xây dựng một cộng đồng vững mạnh. 

Kết hợp nội dung với SEO (Search Engine Optimization cũng rất quan trọng vì nó hướng người tiêu dùng đến trang web của thương hiệu, giúp họ hiểu rõ hơn về những gì họ sẽ được cung cấp. Nội dung SEO cũng giúp người tiêu dùng có thể tìm thấy các thương hiệu của bạn khi họ có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó, từ đó đưa các sản phẩm của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ví dụ: Website của Dove được áp dụng SEO rất hiệu quả khi nó hiện ngay đầu trên trang kết quả tìm kiếm khi gõ từ khoá liên quan đến nhãn hàng này.

chiến lược marketing ngành FMCG

3.2. Xây dựng hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội

Mạng xã hội có thể giúp các thương hiệu FMCG mở rộng sự tiếp cận họ với các đối tượng mục tiêu thông qua các chiến dịch quảng cáo. Mỗi nền tảng mạng xã hội đáp ứng các nhu cầu khác nhau và thu hút các đối tượng khác nhau. Trong khi Instagram thu hút giới trẻ thì Facebook có hiệu quả cao để tiếp thị cho mọi nhóm tuổi, còn Youtube lại là nền tảng tuyệt vời để chạy nội dung về video dạng dài.

chiến lược marketing ngành FMCG

3.3. Trở nên nổi bật với video marketing ngành FMCG

Nội dung video đã nổi lên như một trong những dạng nội dung trực tuyến được tiêu thụ nhiều nhất. Nó có giá trị đối với người tiêu dùng hiện tại và cũng có thể giúp các thương hiệu tiếp cận đối tượng mới. Sự phát triển ồ ạt của các nền tảng kỹ thuật số như YouTube và TikTok là minh chứng cho sự quan tâm mới này đối với nội dung video.

Chiến lược marketing ngành FMCG thành công cần video marketing giúp thương hiệu nổi bật trên thị trường.

Một trong những lợi thế đáng kể nhất của nội dung video là nó cho phép các thương hiệu mở rộng độ lan toả khi nói đến quảng cáo và video quảng cáo. Chúng có thể được chia sẻ dưới dạng quảng cáo video trên YouTube hoặc Facebook, đây là hai nền tảng nhắm mục tiêu cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tiếp thị nội dung video cho các thương hiệu FMCG cũng cực kỳ có lợi từ góc độ SEO, vì chúng chiếm hơn một nửa lưu lượng truy cập Internet.

Ví dụ: Maybelline Việt Nam đã ra mắt một video ca nhạc để quảng bá cho dòng sản phẩm lì và lâu trôi của hãng.

chiến lược marketing ngành FMCG

3.4. Thu hút khách hàng với Influencer Marketing ngành FMCG

Người tiêu dùng thích tin vào những người mà họ ngưỡng mộ và đó chính xác là yếu tố influencer marketing dựa vào.

Thông qua influencer marketing, các thương hiệu FMCG có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận của họ. Chiến lược này giúp nhanh chóng xây dựng lòng tin vì người tiêu dùng sẽ gia tăng độ tin cậy đối với thương hiệu hơn khi được influencer yêu thích của họ giới thiệu về thương hiệu đó.

Ví dụ: Pepsi có Blackpink làm đại diện quảng cáo nhãn hàng

chiến lược marketing ngành fmcg

3.5. Kinh doanh trên các nền tảng mua sắm trực tuyến

Không nhiều thương hiệu FMCG có cửa hàng thương mại điện tử trên trang web của họ. Đến nay, họ vẫn bị phụ thuộc vào các chiến lược tiếp thị truyền thống để tăng doanh số bán hàng ofline thay vì trực tiếp bán sản phẩm online. Các thương hiệu nên bán sản phẩm trực tiếp thông qua trang web thương mại điện tử của họ, vì nhiều người tiêu dùng hiện thích mua sắm trực tuyến hơn.

Cách tối ưu hoá trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng

  • Kết nối phương thức thanh toán với ứng dụng dành cho thiết bị di động để cho phép người tiêu dùng có thể truy cập biên lai điện tử sau khi mua hàng.
  • Cho phép người tiêu dùng tạo hồ sơ khách hàng cho phép họ và công ty theo dõi việc mua hàng.
  • Kết nối phương thức thanh toán với tài khoản email, cho phép doanh nghiệp gửi email theo dõi trực tiếp cho khách hàng sau khi mua hàng.

Ví dụ: Website mua hàng của OFÉLIA Vietnam

chiến lược marketing ngành FMCG

3.6. Xây dựng chiến lược content marketing ngành FMCG

Nội dung do người dùng tạo ra (User-generated content) cho phép người tiêu dùng nói về thương hiệu thay vì chỉ nghe thương hiệu nói về chính họ.

Chiến lược nội dung này giúp các thương hiệu FMCG có những quảng cáo truyền miệng (word-of-mouth) miễn phí từ người tiêu dùng.

 

3.7. Quản trị danh tiếng thương hiệu 

Rất nhiều người tiêu dùng dựa vào xếp hạng (ratings) và đánh giá online trước khi mua hàng trực tuyến. Do đó, điều quan trọng doanh nghiệp cần làm là khuyến khích người tiêu dùng đưa ra phản hồi để cải thiện sản phẩm đồng thời tạo niềm tin rằng việc sử dụng sản phẩm đem lại hài lòng cho các khách hàng tiềm năng. Quá trình thu hút người tiêu dùng này được gọi là quản trị danh tiếng trực tuyến (online reputation management – ORM). 

3.8. Sử dụng ngôn ngữ địa phương trong marketing ngành FMCG

Các chiến lược marketing ngành FMCG nên bao gồm các chiến dịch quảng cáo đa ngôn ngữ. Khách hàng rất thích xem quảng cáo của thương hiệu yêu thích trong ngôn ngữ của họ.

 

3.9. Sử dụng thiết kế UX UI

Ngày nay, trải nghiệm người dùng (user experience hay còn gọi là UX) ảnh hưởng rất nhiều đến cách người tiêu dùng cảm nhận về một thương hiệu. Để thu hút sự chú ý và chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng, các thương hiệu FMCG nên điều chỉnh các chiến lược marketing nội dung. 

Ví dụ: Sử dụng hiệu ứng 3D sống động mang đến cho người dùng hình ảnh ba chiều để hình dung về sản phẩm.

chiến lược marketing ngành FMCG

3.10. Thiết kế hành trình trải nghiệm khách hàng marketing ngành FMCG

Hành trình khách hàng được xác định theo các bước mà khách hàng thực hiện để hướng dẫn họ hoàn tất giao dịch mua hàng trực tuyến.

Mẹo tạo tối ưu hành trình khách hàng

  • Đảm bảo rằng người tiêu dùng đang được quan tâm và các vấn đề đang được giải quyết đúng cách.
  • Tạo bố cục trong cửa hàng dễ theo dõi.
  • Tạo trải nghiệm người dùng trực tuyến thuận tiện.
  • Đảm bảo sự cân bằng giữa tự do khi mua hàng và trợ giúp của nhân viên. Cho phép người tiêu dùng mua sắm mà không bị gián đoạn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
  • Tạo nhiều điểm chạm với người tiêu dùng để tạo mối quan hệ với khách hàng (ví dụ: chào hỏi ở lối vào cửa hàng, hỗ trợ khi mua sắm hoặc email theo dõi sau khi mua hàng).

Ví dụ: Chuỗi cửa hàng Guardian Việt Nam tích hợp cả cửa hàng offline và ứng dụng trên điện thoại.

 

chiến lược marketing ngành FMCG

3.11. Ưu tiên sự tiện lợi cho khách hàng

Một chiến lược tiếp thị FMCG nhấn mạnh vào những tiện ích mà nó mang lại là điều cần thiết để tồn tại trong một thị trường được xây dựng để đáp ứng người tiêu dùng ở bất cứ đâu. Cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng là một khoản đầu tư đáng giá và là cách hiệu quả để giữ chân họ trở thành khách hàng trung thành trong tương lai.

Lời khuyên để cung cấp sự tiện lợi cho người tiêu dùng

  • Cung cấp một dịch vụ giao hàng.
  • Cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng.
  • Luôn cập nhật dữ liệu trên thiết bị di động để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể tìm thấy ngay sản phẩm khi cần.
  • Tạo hành trình mua sắm online hay trong cửa hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (ví dụ: đặt các mặt hàng tiện lợi như kẹo cao su ở phía trước cửa hàng).

 

Kết luận

Trong bài viết nay, CleverAds đã giúp bạn tìm hiểu về chiến lược marketing ngành FMCG là gì, lợi ích và một số ví dụ về các chiến lược nổi bật nhất hiện nay. FMCG là một ngành có tính cạnh tranh cao, vậy nên với những thông tin hữu ích trên, CleverAds mong nó đã giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về marketing ngành FMCG để tiếp tục phát triển doanh nghiệp của bạn với ngành hàng này trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds