Hướng dẫn xây dựng Case Study với các bước đơn giản

Hướng dẫn xây dựng Case Study với các bước đơn giản

Case Study là gì? Bạn đang loay hoay với kiến thức về Case Study không rõ ràng? Không hiểu sâu sắc, chi tiết vấn đề, lĩnh vực gặp phải. Bài viết tổng hợp thông tin về case study này là dành cho bạn. Cùng CleverAds tìm hiểu nhé!

1. Case Study là gì? 

Case study

Case Study là phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình, chi tiết về một chủ đề cụ thể. Chẳng hạn: một nhân vật, một nhóm, một địa điểm, một sự kiện, một tổ chức hoặc là một hiện tượng.

Nghiên cứu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Y học lâm sàng
  • Tâm lý học
  • Giáo dục
  • Nhân chủng học
  • Khoa học chính trị
  • Cộng tác xã hội
  • Kinh doanh

Một case study điển hình gồm các phương pháp định tính (phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, quan sát thực tế) . Đôi khi các phương pháp định lượng (phương pháp thu thập thông tin dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê) cũng được sử dụng. Case study hữu ích cho việc: mô tả, so sánh, đánh giá và hiểu các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề nghiên cứu. 

2. Khi nào cần thực hiện Case Study? 

case study

 

Báo cáo nghiên cứu được sử dụng trong quá trình tìm hiểu chi tiết vấn đề, kiến thức cụ thể; hoặc một chủ đề cụ thể trong thực tiễn.

Nghiên cứu Case study giúp bạn khám phá chi tiết về tính chất, những điểm đột phá của tình huống cụ thể 

Giai đoạn thăm dò, nghiên cứu để thu thập dữ liệu định tính là giai đoạn sử dụng dữ liệu từ case study. Bên cạnh đó tạo ra một nghiên cứu điển hình sử dụng để ủng hộ hoặc bác bỏ một giả thuyết hoặc một hướng dẫn nghiên cứu nào đó trong tương lai.

Một ví dụ đơn giản để bạn có thể hình dung dễ dàng hơn. Chuyên gia tiếp thị có thể tiến hành một nghiên cứu điển hình để tìm hiểu lý do tại sao chiến dịch quảng cáo có thể thành công như vậy. Từ đó, họ có thể rút ra bất kỳ bài học nào từ nghiên cứu và áp dụng vào các chiến dịch tiếp thị trong tương lai.

Case study là phương pháp, tài liệu nghiên cứu Marketing hiệu quả dành cho sinh viên hiện nay

Sinh viên có thể sử dụng nghiên cứu tình huống cho luận án, luận văn của mình khi: thiếu thời gian, thiếu nguồn lực tiến hành trên quy mô lớn.

Đọc thêm tại: Insight khách hàng cao cấp

3. Lợi ích và hạn chế của Case Study

Case Study có thể được sử dụng một mình hoặc bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu khác tuỳ theo tình huống và trường hợp cụ thể. Bạn cần phải xem xét chi tiết để đưa ra kết luận Case Study có thực sự cần thiết cho nghiên cứu hay không. 

3.1. Lợi ích 

case study

 

Cung cấp đánh giá tổng quan thông qua dữ liệu định tính 

Các nghiên cứu điển hình thường cung cấp dữ liệu định tính hơn là dữ liệu định lượng. Chính vì vậy giúp chúng ta thu thập, hiểu biết sâu sắc về các chủ đề phức tạp. Cụ thể hơn là cung cấp một lượng thông tin lớn.

Định hướng nghiên cứu trong tương lai 

Một Case Study thường được coi như một bước đầu tiên trong một dự án nghiên cứu lớn. Case Study không nhất thiết phải khái quát hoá, nhưng có thể giúp đối tượng nghiên cứu thu hẹp phạm vi tập trung. 

Phát triển các lý thuyết hoặc hướng nghiên cứu mới

Hiểu cụ thể hơn, Case Study đặc biệt hữu ích cho quá trình hình thành, thử nghiệm lí thuyết. Một nghiên cứu có thể dẫn dắt nhà nghiên cứu hình thành lý thuyết mới hoặc đưa ra câu hỏi nghiên cứu. Là công cụ giá trị cao, để xác định trường hợp ngoại lệ của một quy tắc hoặc xoá bỏ những quan niệm thông thường.  

Mở ra hướng nghiên cứu với chủ đề độc đáo, trường hợp hiếm gặp hoặc bất thường 

Áp dụng với những hiện tượng cực kì hiếm, nhiều khía cạnh về hành vi.

Giúp hiểu rõ hơn về các khái niệm đặc biệt

Đi qua một nghiên cứu tình huống chi tiết có thể khiến khái niệm trừu tượng trở nên thực tế hơn, đưa ra các sắc thái của một khái niệm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận hấp dẫn, khơi gợi những câu hỏi sâu sắc. Bên cạnh đó Case Study cũng mang lại mặt hạn chế nhất định.

3.2. Hạn chế 

Case study

 

  • Có thể sao chép 
  • Không nhất thiết phải khái quát hoá 
  • Độ tin cậ

Nghiên cứu điển hình có thể được đặt ra nghi vấn vì hai lí do:

  • Tập trung vào sự sai lầm của trí nhớ
  • Xu hướng cá nhân khi đang quan sát

4. Quy trình xây dựng Case Study

case study

Khi tiến hành trình bày Case Study, hãy nhớ rằng “tìm kiếm” (Research) là ưu tiên hàng đầu. Hãy đọc từ nhiều nguồn khác nhau và phân tích các quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn phát triển những giải pháp, ý tưởng sáng tạo hơn.

Đọc thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường 

4.1. Tiêu đề case study

Giống như một tiêu đề bài báo. Một Case Study cần phải đưa ra được những thông tin quan trọng nhất. Tuỳ chọn phụ đề với các chi tiết hỗ trợ hoặc một trích dẫn của khách hàng.

4.2. Thông tin sơ lược 

Cung cấp TLDR nổi bật ngay trên đầu. Nội dung bao gồm tên công ty, doanh nghiệp, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ được sử dụng và thống kê nhanh kết quả:

  • Tên khách hàng/danh mục/ngành công nghiệp
  • Sản phẩm/dịch vụ đã sử dụng 
  • Kết quả

4.3. Giới thiệu khách hàng 

Hãy mô tả về khách hàng bằng một hoặc hai câu và làm nổi bật đặc điểm của họ.

  • Nhân khẩu học (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, v.v)
  • Pain point (Điểm đau): khó khăn, vấn đề
  • Hành vi sở thích của khách hàng

Đọc thêm: 

Chân dung khách hàng

Biểu đồ insight khách hàng 

4.4. Vấn đề/ Mục tiêu 

Đưa ra những vấn đề, mục tiêu, hậu quả và bất cứ rủi ro nào mà khách hàng đang gặp phải (bao gồm trích dẫn).

Đọc thêm tại: Hành trình khách hàng 

4.5. Giải pháp và đề xuất

Chia sẻ cách họ có thể tìm tới bạn. Lý do tại sao họ lại chọn bạn. Bạn đưa ra giải pháp như thế nào và giải pháp họ lựa chọn là gì. Nếu được chọn bạn sẽ tiến hành như thế nào? 

4.6. Kết quả chiến dịch

Mô tả kết quả cũng như bất cứ lợi ích được phát sinh thêm từ giải pháp đưa ra. Chia sẻ cách khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, kết quả và lợi ích. Bao gồm các bằng chứng rõ ràng cụ thể: dữ liệu thống kê.

4.7. Kết luận case study

Chia sẻ mục tiêu khách hàng hướng đến. Bất kỳ trích dẫn, lời khen ngợi và lời khuyên dành cho những người/doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề tương tự.

5. Ví dụ về Case Study

Tiêu đề

“Rò rỉ lợi nhuận 12.000 USD của Currigate Plug và giải pháp từ Kumbo Digital”

Khách hàng 

  • Khách hàng: Currigate
  • Lĩnh vực: Vay thế chấp
  • Đặc điểm nổi bật: Dịch vụ phần mềm cho các ngân hàng, nhà mô giới và nhà đầu tư

Vấn đề

Melanie Grigham – Phó giám đốc điều hành của Currigate cho biết:

Quan hệ giữa chúng tôi và khách hàng có tình trạng không ổn định. Chúng tôi cần có giải pháp khắc phục điều này. Tuy nhiên, để tổng hợp các nguồn dữ liệu, có thể là 7 nguồn là quá sức với đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi. Có quá nhiều liên kết ngẫu nhiên và thông tin cần được bảo mật. Chúng tôi không thể mạo hiểm với dữ liệu khách hàng và nội bộ.” 

Đề xuất và Giải pháp

Phía Grigham biết và liên lạc với Kumbo Digital thông qua công cụ tìm kiếm Google. Sau khi nghiên cứu chi tiết, Kumbo đã đề xuất giải pháp cho khách hàng: Tích hợp các nguồn dữ liệu vào một bảng điều khiển.

“Ban đầu, tôi khá do dự. Nhưng phía agency đã minh chứng qua ví dụ với quy mô nhỏ hơn, giúp chúng tôi hiểu rõ cách thức hoạt động. Tôi đánh giá cao sự kiên nhẫn của họ khi chờ đợi quyết định phía chúng tôi.” – khách hàng chia sẻ

Cuối cùng, Grigham đã duyệt bản đề xuất. Thời gian triển khai kéo dài khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi và đồng bộ dữ liệu chỉ vỏn vẹn không quá một ngày. 

Kết quả 

Với nền tảng mới, quản lí tài khoản của Currigate có thể truy cập tất cả 7 nguồn dữ liệu. Bên cạnh đó là thao tác: tạo, theo dõi, gửi, phê duyệt hoá đơn với một nguồn duy nhất.

Thời gian thiết lập hoá đơn giảm từ vài ngày xuống chỉ còn vài giờ.  Điều này giúp Currigate có thời gian tương tác với khách hàng, điều hướng các mục tiêu chiến lược.

“Nhân viên của chúng tôi ít bận rộn hơn, đến mức họ yêu cầu nhận thêm khách hàng – đó là điều chưa từng có.”

Danh mục sản phẩm được thiết kế lại và đơn giản hoá (206 mục sản phẩm thay vì 1024). Giúp họ dễ dàng nâng cao doanh số, đề xuất dịch vụ tổ hợp cho nhu cầu cụ thể.

Ngoài ra, Currigate cho biết họ đã trích xuất được khoản dư 12.403 USD mà trước đây không nhận thấy được bằng các phương pháp khác.

“Bây giờ, chúng tôi có thể đảm bảo khách hàng có thể lập chính xác hoá đơn và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Đó là kết quả đôi bên cùng có lợi.” 

Kết luận

Kết thúc bằng câu kêu gọi hành động (CTA) để liên hệ với doanh nghiệp hoặc xem thêm các nội dung khác. 

Lời kết

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp học tập, nghiên cứu Case Study. Khi thực hiện Case study hãy sử dụng nguồn thông tin chính xác và lên ý tưởng trình bày khoa học! Đừng ngần ngại để lại nhận xét ngay phía dưới cho CleverAds nhé! 

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds