Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất năm 2023

Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất năm 2023

Một trong những chiêu thức kích cầu đạt hiệu quả cao được rất nhiều Marketer sử dụng đó là giảm giá sản phẩm cho khách hàng. Với chiêu thức này, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được hành vi mua hàng của khách hàng cũ và cả khách hàng mới. Vậy cách tính phần trăm giảm giá như thế nào cho chuẩn nhất? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phần trăm giảm giá là gì?

Phần trăm giảm giá là mức giá đã được giảm so với mức giá gốc ban đầu, được biểu diễn dưới dạng làm tròn và kèm theo ký hiệu đơn vị phần trăm (%) phía sau.

Cách tính phần trăm giảm giá thường được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện bán các mặt hàng với số lượng lớn. 

Phần trăm giảm giá có ý nghĩa:

  • Tăng lòng trung thành khách hàng
  • Thu hút thêm nhiều khách hàng mới
  • Đạt KPI bán hàng
  • Tăng lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự trên thị trường
  • Xử lý hàng tồn kho, giảm các khoản phí không đáng có trong logistic
  • Tăng thị phần
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu

Xem thêm: Sale off và cách xây dựng chiến lược bán hàng thông minh

2. Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất 2023

Cách tính phần trăm giảm giá được hiểu theo hai công thức như sau:

2.1. Tính giá trị giảm sau khi áp dụng phần trăm giảm giá

Công thức Tính phần trăm giảm giá

cách tính phần trăm giảm giá

Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm * Giá tiền / 100 %

Ví dụ: Tivi Samsung được bán với giá 15.699.000 đồng. Nhân dịp Black Friday, khuyến mãi giảm 10% . Vậy số tiền được giảm sau khi được giảm giá là bao nhiêu?

Cách tính:

Số tiền được giảm khi mua tủ lạnh vào giáng sinh là: (10*15.699.000)/100 = 1.569.000 đồng.

Có nghĩa là khách hàng sẽ tiết kiệm được 1.569.000 đồng nếu mua tủ lạnh SamSung vào dịp Black Friday.

2.2. Tính giá gốc của sản phẩm sau khi áp dụng phần trăm giảm giá 

Công thức:

cách tính phần trăm giảm giá

Giá trị gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu

Ví dụ: Khách hàng mua bình giữ nhiệt có giá trị 330.000đ và cửa hàng đã ghi giảm giá 20% so với giá gốc, kiểm tra giá tiền gốc của bình giữ nhiệt đó như thế nào?

Cách tính:

Bước 1: Vì được giảm 20%, nên lấy 100% – 20% = 80%

Bước 2: Sau đó, 330.000/ 80% = 412.500 đồng

Có nghĩa, bình giữ nhiệt có giá gốc là 412.500 đồng.

3. Thời điểm doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá & phần trăm giảm giá sản phẩm

Giảm giá sản phẩm cần được áp dụng đúng thời điểm, đúng mục đích mới đem lại hiệu quả tối đa. Vậy nên áp dụng giảm giá khi nào?

Các thời điểm doanh nghiệp nên áp dụng giảm giá có thể đến như:

  • Dịp lễ, Tết – thời điểm người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng cao.
  • Dịp khai trương cửa hàng, khai trương cơ sở mới
  • Khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới
  • Các sản phẩm/dịch vụ hết mùa, sắp hết date, có dấu hiệu tồn kho
  • Đối thủ cạnh tranh đang tung ra thị trường nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.

4. Những lưu ý về phần trăm giảm giá

cách tính phần trăm giảm giá

4.1. Giảm giá là tốn kém?

Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra cần được đặc biệt chú ý. Bởi nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh thu và lợi nhuận. 

Thậm chí, việc giảm giá cũng đồng nghĩa với việc phải đầu tư vào toàn bộ chiến dịch giảm giá, bao gồm chi phí thiết kế, in ấn, tiếp thị có liên quan,…

Xem thêm: 5 bước quản lý chi phí marketing hiệu quả

4.2. Phần trăm giảm giá “ăn mòn” lợi nhuận

Khách hàng mua được nhiều sản phẩm với giá quá “hời”. Việc cần thiết là doanh nghiệp phải “cân đo đong đếm” sao cho hợp lý, tránh tình trạng âm vốn. 

Một phương án dễ dàng áp dụng là giảm giá được áp dụng cho khách hàng mua với giá trị đơn hàng ở mức nhất định, hay chỉ giảm giá cho khách hàng quen,,..

4.3. Giảm giá có thể làm giảm giá trị cảm nhận thương hiệu

Hầu hết tâm lý khách hàng đều cho rằng giá cả đi đôi với chất lượng. Liên kết giữa hai yếu tố này là rất quan trọng. Doanh nghiệp định giá sản phẩm với mức giá rẻ, thậm chí còn có giảm giá đối với các sản phẩm đó sẽ khiến khách hàng có cảm nhận sản phẩm đó không đạt chất lượng cao. Vì vậy, doanh nghiệp nên có chính sách giảm giá hợp lý.

4.4. Thu hút nhầm đối tượng

Phân khúc khách hàng để thực hiện thu hút từng nhóm đối tượng. Mỗi phân khúc khách hàng riêng sẽ có những đặc điểm và hành vi mua hàng riêng. Doanh nghiệp không thể lên chiến dịch giảm giá mà không có đối tượng cụ thể. 

Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp cho việc thực hiện chiến lược giảm giá hay bất kỳ chiến dịch marketing nào cũng đều mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm: Marketing tập trung – giải pháp nhắm trúng khách hàng mục tiêu dành cho doanh nghiệp

4.5. Khách hàng quá quen với giảm giá

Tung ra hàng loạt các chương trình giảm giá sâu cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ khiến họ phần nào cảm thấy không còn hứng thú. Thậm chí, khách hàng không tin vào việc giảm giá sẽ có lời khi họ mua sản phẩm. Do vậy, việc giảm giá sẽ không đạt hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là tất cả những nội dung cơ bản về cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm. 

Chiến lược giảm giá sản phẩm rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động marketing doanh nghiệp. Vì vậy, Marketer cần nắm vững các cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm sao cho chuẩn chỉnh nhất.

Chúc bạn thành công!

    Connect With CleverAds