Buzz Marketing là gì? Làm thế nào để khiến mọi người bàn luận về buzz?

Buzz Marketing là gì? Làm thế nào để khiến mọi người bàn luận về buzz?

Các marketer hiện phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau trong việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi họ dần mất đi tương tác với những chiến dịch cũ. Do đó, Buzz Marketing đóng vai trò như một giải pháp hữu hiệu giúp công chúng bàn luận về thương hiệu và kết nối doanh nghiệp gần với khách hàng của mình hơn.

1. Buzz Marketing là gì?

Buzz Marketing là một công cụ marketing nhằm tạo ra khả năng hiển thị và sự hứng thú cho khách hàng về một sản phẩm, thương hiệu cụ thể nào đó thông qua marketing truyền miệng (word-of-mouth).

Marketing truyền miệng thúc đẩy quyết định mua của khách hàng và là yếu tố cốt lõi của một chiến dịch buzz marketing. Đây được coi như là một dây chuyền phản ứng khi các marketers triển khai một chiến dịch marketing sau đó lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng công cụ buzz.

Vậy Buzz Marketing chính xác là gì?

Đó có thể là một hình ảnh, một ý tưởng, một câu nói, một trích dẫn, hoặc thậm chí là một đoạn video.

Tuy nhiên, những buzz này hầu như luôn luôn vô lý và tạo nên một hiện tượng nhất định đối với công chúng mục tiêu. Ngắn gọn nhất, buzz là thứ khiến mọi người bàn luận (hoặc không) về thương hiệu của doanh nghiệp.

buzz marketing 6

Khi triển khai công cụ buzz marketing, doanh nghiệp sẽ có thể đạt được những lợi ích như:

  • Được quảng bá miễn phí.
  • Tạo lập sự nhận biết về thương hiệu.
  • Khiến khách hàng có cảm nhận tích cực về thương hiệu.
  • Phân tích thị trường mục tiêu và lựa chọn tệp đối tượng khách hàng tiềm năng mới.

2. Sự khác biệt giữa Buzz Marketing và Viral Marketing

Cả buzz marketing và viral marketing đều có mục tiêu giống nhau, tuy nhiên cách triển khai và sử dụng 2 công cụ này lại có những điểm khác biệt nhất định.

2.1. Tốc độ tiếp cận

Điểm khác biệt chính giữa buzz marketing và viral marketing đó là cách thức tiếp cận khán giả. Một chiến dịch viral từ từ tăng dần tốc độ và tiếp cận số lượng khách hàng nhất định sau một thời gian triển khai.

Trong khi đó, buzz marketing lại lan tỏa và bùng nổ nhanh chóng đồng thời truyền tải thông điệp đến lượng lớn khán giả.

2.2. Vấn đề cốt lõi

Đối với viral marketing, chiến dịch là yếu tố cốt lõi chính và các thông điệp viral đóng vai trò khơi gợi cảm xúc của khách hàng.

Ngược lại, buzz marketing khiến công chúng bàn luận về thương hiệu chứ không chỉ riêng thông điệp của chiến dịch. Đó là lý do vì sao buzz marketing luôn được doanh nghiệp ưu tiên hơn khi muốn ra mắt một sản phẩm mới.

2.3. Phương tiện

Các chiến dịch viral marketing chủ yếu được triển khai trên các phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Đối với buzz marketing, yếu tố kích hoạt đầu tiên của chiến dịch có thể đến từ một sự kiện trực tiếp như một màn trình diễn đường phố hoặc một chiến dịch thử nghiệm sản phẩm, giúp tiếp cận hàng nghìn người ngay lập tức.

buzz marketing 1

(Nguồn: Attrock.com)

3. Ưu điểm và nhược điểm của Buzz Marketing

3.1. Ưu điểm của Buzz Marketing

Đối với những doanh nghiệp nhỏ mới tham gia thị trường, buzz marketing là một công cụ có chi phí khá rẻ (và thường là miễn phí) để quảng bá cho thương hiệu. Nó có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi tức đầu tư (ROI) cao hơn so với các hình thức marketing truyền thống.

Công cụ này cũng cho phép các doanh nghiệp kết nối với công chúng mục tiêu ngay lập tức. Điều này sẽ giúp hình ảnh thương hiệu phát triển tốt hơn và tạo lập mối quan hệ với những khách hàng trung thành.

Cuối cùng, buzz marketing diễn ra trong khoảng thời gian ngắn do vậy đây được coi là một chiến lược tuyệt vời để doanh nghiệp thu về kết quả một cách nhanh chóng.

3.2. Nhược điểm của Buzz Marketing

Buzz marketing phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kích hoạt và để có thể nổi bật giữa vô vàn các đối thủ cạnh tranh là một điều không hề dễ dàng. Vì vậy, để tạo ra một buzz thực sự đòi hỏi rất nhiều những nghiên cứu chuyên sâu và ý tưởng độc đáo.

Sau một thời gian triển khai nhất định, rất khó để kiểm soát đối tượng mục tiêu mà chiến dịch buzz marketing đang thực sự nhắm tới. Cần rút ra các bài học kinh nghiệm từ những chiến dịch thử nghiệm để thông điệp có thể lan truyền rộng rãi hơn.

4. Phân loại Buzz Marketing

Theo Mark Hughes, yếu tố cốt lõi đằng sau “buzz marketing” chính là sáu công cụ khởi động chuyển đổi khác nhau được gọi là nút buzz, xác định tình trạng của chiến dịch.

4.1. Điều cấm kỵ

Những điều cấm kỵ thường đề cập đến các chủ đề gây tranh cãi, vượt quá mức an toàn và nhàm chán như các chủ đề về chính trị hoặc chủ nghĩa ăn chay. Tất cả công chúng đều có quan điểm hoặc ý kiến cá nhân riêng ​​về những vấn đề này.

Ví dụ:

Là cách một số kênh tin tức xử lý các tranh cãi để thu hút mọi người nói về chương trình của họ.

Tương tự, việc sử dụng các vấn đề cấm kỵ trong chiến dịch marketing có thể giúp thu hút nhiều sự chú ý hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải cẩn thận và đặt giới hạn nghiêm ngặt khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm.

buzz marketing 7

4.2. Sự khác thường

Những cuộc hội thoại bất thường cung cấp cho khán giả mục tiêu thông tin độc đáo và đôi khi có xen lẫn những sự khác thường. Nó khiến thương hiệu của doanh nghiệp được chú ý và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Các thương hiệu thường sử dụng chiến dịch liên quan đến “điều bất thường” khi ra mắt một sản phẩm mới và mong muốn gây ra một cuộc thảo luận giữa công chúng mục tiêu về sản phẩm.

4.3. Điều đáng chú ý

Khi một nhà hàng có chất lượng vượt ngoài mong đợi và đem lại cho khách hàng một trải nghiệm ăn uống tuyệt vời, họ sẽ lan tỏa điều này tới những người xung quanh mình. Như vậy có nghĩa là “điều đáng chú ý” đã được kích hoạt.

Đây được coi là một trong những cách dễ dàng nhất để các thương hiệu thực hiện buzz marketing bởi nó dựa trên sự hài lòng của khách hàng.

Ở đây, mục tiêu của chiến dịch là tạo ra sản phẩm tốt hơn mức trung bình và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý rằng, chất lượng trung bình hoặc bình thường không còn phù hợp đối với người người tiêu dùng. Hỗ trợ khách hàng đúng hạn, chính sách đổi trả linh hoạt và giao hàng nhanh chóng mới là yếu tố mở đường cho một chiến dịch marketing gây tiếng vang lớn đối với doanh nghiệp.

4.4. Sự thái quá/ gây bất ngờ

Nếu ba yếu tố trên được coi là những cách tiếp cận dễ dàng nhất đối với doanh nghiệp thì ba yếu tố còn lại mang tính chất khó áp dụng hơn trong các chiến dịch.

Những yếu tố gây bất ngờ thường khiến người tiêu dùng ngạc nhiên và một số thương hiệu thường dựa vào “sự thái quá” này để thu hút sự chú ý của công chúng mục tiêu. Sự thái quá có thể đề cập đến các vấn đề hài hước, sốc, buồn hoặc bất kỳ cảm xúc nào.

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng loại hình buzz marketing này có liên quan đến thương hiệu của mình. Công chúng mục tiêu có thể cười bởi một đoạn phim quảng cáo gây cười nhưng không ai có thể nhớ được tên thương hiệu khi họ chia sẻ về nó. Thương hiệu hầu như sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích gì và đây có thể coi là một chiến dịch thất bại.

4.5. Điều vui nhộn

Vui nhộn là một trong những yếu tố buzz phổ biến nhất, thường dựa vào sự hài hước để thu hút sự chú ý của khán giả. Nội dung vui nhộn thường được lan truyền một cách nhanh chóng bởi con người luôn bị thu hút bởi những yếu tố hài hước.

4.6. Điều bí mật

Điều bí mật là yếu tố buzz thứ sáu và cũng là yếu tố cuối cùng. Con người thường tò mò về những thứ mà họ không biết. Họ luôn muốn tìm hiểu thêm về những sự thật bí ẩn và sẽ cảm thấy tự hào khi mình chia sẻ những bí mật ít được biết đến với mọi người xung quanh.

Một cách thường được áp dụng khi sử dụng công cụ này đó là cung cấp cho  khách hàng mục tiêu cái nhìn sơ lược về sản phẩm – những điều chưa từng được công bố trên thị trường hoặc bất kỳ các phương tiện nào.

Cần làm cho mọi người cảm thấy như họ đang khám phá một điều bí ẩn gì đó. Đây được coi là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của khách hàng xung quanh thương hiệu.

5. Cách tạo lập một chiến dịch Buzz Marketing

5.1. Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu

Điều đầu tiên cần làm khi triển khai một chiến dịch marketing là gì? Trước hết cần xác định chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai.

Nếu doanh nghiệp không hiểu đúng về khách hàng mục tiêu của mình thì sẽ không thể thỏa mãn được nhu cầu của họ. Điều này sẽ góp phần khiến chiến dịch buzz marketing của doanh nghiệp thất bại.

Vì vậy, cần phác họa chính xác chân dung khách hàng. Những người đại diện công chúng mục tiêu doanh nghiệp đang nhắm tới.

Một số câu hỏi khi xác định chân dung khách hàng:

  • Họ là ai?
  • Nghề nghiệp của họ là gì?
  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Họ gặp những khó khăn gì trong cuộc sống (xác định điểm đau)?
  • Điều gì khiến họ cảm thấy thú vị?
  • Họ thường tìm kiếm thông tin ở đâu?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định mua hàng của họ?

Khi đã xác định được chính xác chân dung khách hàng của mình, doanh nghiệp sẽ có thể ra quyết định về công cụ buzz marketing hiệu quả hơn.

5.2. Hashtag thương hiệu

Các thương hiệu có xu hướng tìm kiếm những điều công chúng bàn luận về họ trên một nền tảng nhất định. Vì vậy, một hashtag có gắn tên thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được.

Chiến lược marketing bắt đầu bằng hashtag cũng sẽ giúp thương hiệu thu thập được ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi kết thúc toàn bộ chiến dịch.

buzz marketing 3

Nguồn: Instagram

Cuối cùng, tất cả nội dung được tập hợp dưới một hashtag giúp doanh nghiệp có thể quản lý dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc về việc sử dụng hashtag khi bắt đầu một chiến dịch buzz marketing.

5.3. Chia sẻ trên mạng xã hội

Ngay cả khi đang triển khai một chiến dịch offline, doanh nghiệp cũng có thể lan tỏa ảnh hưởng của chiến dịch trên mọi nền tảng mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên cần chỉnh sửa nội dung phù hợp với tính chất của từng nền tảng.

Để chiến dịch buzz marketing hoạt động một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đem lại cho khách hàng những giá trị nhất định.

Một nội dung có chất lượng cao sẽ khiến công chúng mục tiêu muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp cũng như chia sẻ nó với bạn bè của mình. Điều này khiến việc chuyển đổi khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

buzz marketing 2

Nguồn: Twitter

Những người đăng ký qua email cũng là một trong những đối tượng mà doanh nghiệp cần quan tâm. Kiểm soát danh sách người dùng và lựa chọn ra những user có khả năng đọc được email được gửi đến nhất. Sau đó, doanh nghiệp có thể gửi những email xúc tiến bán cung cấp các đặc quyền đăng ký miễn phí, phiếu giảm giá cho đơn hàng tiếp theo hoặc miễn phí vận chuyển.

Cuối cùng, hãy khuyến khích họ lan tỏa những điều này đến người thân, bạn bè của mình để khiến họ trở thành khách hàng tiềm năng tiếp theo.

5.4. Sử dụng những người có ảnh hưởng phù hợp

Hợp tác với các influencer có tiếng là một trong những cách giúp doanh nghiệp gia tăng giả năng hiển thị và mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường có sự hiện diện trên các nền tảng tốt và lượng khán giả theo dõi có sẵn với độ tương tác cao. Họ cũng biết rõ nội dung nào phù hợp với những người theo dõi mình.

Vì vậy, tận dụng những ảnh hưởng cá nhân của họ là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp triển khai thành công chiến dịch buzz marketing cho sản phẩm của mình.

Để tiến hành sử dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách tặng cho các influencer một sản phẩm mới ra mắt của thương hiệu và booking họ review về sản phẩm đó một cách công tâm và trung thực nhất trên trang cá nhân của mình và hãy nhớ rằng cần bao gồm cả hashtag về thương hiệu trong bài viết đó.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp đã chọn đúng kênh phù hợp với các influencer và cả các công chúng mục tiêu của mình. Chắc chắn rằng không có doanh nghiệp nào muốn truyền thông trên một nền tảng mà khách hàng mục tiêu của mình không sử dụng.

buzz marketing 4

Nguồn: Facebook Giang Ơi

5.5. Luôn kiểm soát chiến dịch và cải thiện các khuyết điểm

Một chiến dịch buzz marketing sẽ diễn ra cho đến khi doanh nghiệp đánh giá được thành công của nó.

Ví dụ cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật để phân tích các chỉ số liên quan đến chiến dịch như hiệu suất lưu lượng truy cập trang web hoặc lượt xem video trên YouTube.

Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp đưa ra các KPIs và theo dõi tiến độ công việc thông qua mức độ hoàn thành chỉ số KPIs này.

Doanh nghiệp cần đánh giá xem các chiến dịch buzz marketing có đang làm tốt hay không. Nếu không, hãy tìm hiểu xem đâu là lý do khiến chiến dịch chưa thực sự hoàn hảo và sử dụng dữ liệu này như một cảnh báo cho các chiến dịch trong tương lai.

Đọc thêm: Google data studio – Công cụ hoàn hảo trong phân tích dữ liệu

6. Những mẹo và ý tưởng độc đáo cho một chiến dịch Buzz Marketing hiệu quả

6.1. Tập trung nhiều hơn vào con người

Thương hiệu và sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp nhưng công chúng mới là những người thúc đẩy các chiến dịch buzz marketing. Vì vậy, hãy luôn giữ khách hàng trong mối quan tâm ưu tiên hàng đầu.

Hãy nghĩ về sở thích, điểm đau và nhu cầu của họ nếu doanh nghiệp muốn tạo ra một chiến dịch buzz marketing thực sự có hiệu quả.

6.2. Ứng dụng nguyên tắc khan hiếm

Các trang web thương mại điện tử thường đưa ra các chương trình khuyến mãi flash sale rất hấp dẫn và điều này thường hoạt động dựa trên nguyên tắc khan hiếm. Nguyên lý hoạt động của công cụ này rất đơn giản, mọi người thường coi trọng những thứ khan hiếm hơn.

buzz marketing 5

Yếu tố cốt lõi của công cụ này đó là giảm số lượng các mặt hàng có sẵn trên thị trường trong khi nhu cầu của người tiêu dùng không thay đổi. Các thương hiệu áp dụng thành công công cụ này thường được gọi là thương hiệu độc quyền và điều này cho phép họ tính giá cao hơn đối với các sản phẩm.

6.3. Sử dụng hai hoặc ba buzz cùng lúc

Nếu doanh nghiệp muốn lan tỏa nhiều hơn từ các nỗ lực buzz marketing của mình, họ cần cung cấp một chiến dịch với chất lượng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Mỗi buzz sẽ đem lại một hiệu quả nhất định đối với chiến dịch nhưng doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả 2 buzz cùng một lúc để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng hơn.

Ví dụ, thay vì chỉ đưa ra những điều khác thường, hãy bật mí cả những bí mật ẩn sâu đằng sau thương hiệu nhưng vẫn mang tính chất vui nhộn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu về nhiều lượt chia sẻ hơn.

6.4. Sử dụng chiến dịch video marketing

Có rất nhiều lý do khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các video trong chiến dịch marketing.

Điều này giúp kích thích thị giác của công chúng, giúp họ dễ ghi nhớ, có khả năng chia sẻ cao, truyền tải thông điệp dễ dàng và có thể kích hoạt cảm xúc mạnh mẽ. Đây là tất cả mọi thứ mà thông điệp buzz marketing của doanh nghiệp cần có.

Đọc thêm: Youtube Short – Công cụ sản xuất video tuyệt vời cho doanh nghiệp

6.5. Đồng nhất chất lượng

Ngay cả khi doanh nghiệp đã tạo ra một chiến dịch buzz marketing có sức ảnh hưởng với công chúng mục tiêu của mình, họ vẫn có thể vấp phải thất bại nếu sản phẩm đưa ra thị trường không đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất đi số lượng lớn khách hàng hiện tại và phải vật lộn để tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng thương hiệu và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp đồng nhất chất lượng với sự cường điệu mà chiến dịch buzz marketing đã nêu ra trên thị trường.

7. Chiến dịch Buzz Marketing điển hình thành công nhất

Starbucks chủ yếu dựa vào buzz marketing để trở nên phổ biến và mở rộng lượt tiếp cận với công chúng mục tiêu của mình. Một trong những điều đầu tiên khách hàng nhớ đến khi nghe về Starbucks đó là chiến dịch viết tên khách hàng lên cốc cà phê.

Rất nhiều khách hàng đã tự nguyện chia sẻ hình ảnh những chiếc cốc này trên tài khoản xã hội cá nhân của họ, giúp Starbucks được quảng bá miễn phí. Ngay cả những cái tên bị viết sai chính tả cũng nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội.

buzz marketing 8

Nguồn: instagram

Tuy nhiên, chiến dịch buzz marketing của Starbucks không chỉ có như vậy. Họ thậm chí còn nhấn sử dụng yếu tố bất ngờ thông qua các menu bí mật của mình để đẩy mạnh lan tỏa về thương hiệu.

Những người yêu thích cà phê sẽ không tìm thấy các thức uống bí mật này trong thực đơn mà họ cần yêu cầu nhân viên pha chế chuẩn bị cụ thể phần đồ uống đó cho mình. Hầu hết các hương vị của menu này đều độc đáo và ít người biết đến, chẳng hạn như Butterbeer Latte và Apple Pie Frappuccino.

Mọi người muốn tìm hiểu về những thức uống này chỉ có thể tìm kiếm thông tin thông qua những lời truyền miệng. Trong đó, Starbucks đã chọn một vài khách hàng trung thành để quảng cáo về menu này trên mạng xã hội.

LỜI KẾT

Buzz Marketing là một công cụ lan tỏa nhận thức về thương hiệu có cam kết thấp. Tất cả những gì doanh nghiệp cần làm là hiểu đối tượng mục tiêu của mình, có mục tiêu rõ ràng, sản phẩm chất lượng và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp.

    Connect With CleverAds

    One thought on “Buzz Marketing là gì? Làm thế nào để khiến mọi người bàn luận về buzz?

    Comments are closed.