Báo cáo thị trường Logistics: Tổng quan thị trường Logistics Việt Nam

Báo cáo thị trường Logistics: Tổng quan thị trường Logistics Việt Nam

Logistics là gì? Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam có đặc điểm gì? Tiềm năng thị trường Logistics như thế nào? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Logistics là gì? Báo cáo thị trường Logistics

Logistics là gì?

Đây là khâu trung gian để đưa hàng hoá, sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng nhanh. 

Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 quy định:

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm:

  • Nhận hàng
  • Vận chuyển
  • Lưu kho, lưu bãi
  • Làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác
  • Tư vấn khách hàng
  • Đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu
  • Giao hàng
  • Các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Theo “Logistics và Vận tải quốc tế” (Trường Đại học Ngoại thương, 2009):

Logistics là một quá trình

Điều đó có nghĩa Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ  thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện.

Do đó, Logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.

Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người  tiêu  dùng.

Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực, mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.

Vai trò

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế. Kèm theo đó là nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá gia tăng nhanh chóng. Điều này để khiến Logistics trở thành một dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu.

Báo cáo thị trường Logistics

2. Thực trạng hoạt động Logistics tại Việt Nam hiện nay

2.1. Quy mô và giá trị thị trường

Trong những năm vừa qua, thị trường Logistics Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.

Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp Logistics đã thể hiện được vai trò của mình. Như thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện các Hiệp định tự do thương mại (FTA).

Trong giai đoạn 2017-2021, khối lượng vận tải hàng hoá của Việt Nam tăng 17,4% từ 1,38 tỷ tấn lên 1,63 tỷ tấn. Năm 2022, tổng khối lượng hàng hoá đạt hơn 2 tỷ tấn, tăng 23,7% so với năm 2021.

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, 

Thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.

Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%. Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép.

Báo cáo thị trường Logistics

Xếp hạng thị trường Logistics mới nổi toàn cầu 2022 – Agility

Sản lượng và chất lượng dịch vụ Logistics Việt Nam cũng được tăng cao. Đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất – nhập khẩu của nước ta.

Năm 2022 đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm cũng đạt từ 14 – 16%.

2.2. Mức độ cạnh tranh – Báo cáo thị trường Logistics

Hiện tại, ngành Logistics Việt Nam là ngành có mức độ cạnh tranh cao.

Số lượng doanh nghiệp Logistics trong nước chiếm khoảng 89%, doanh nghiệp liên doanh chiếm khoảng 10%, 1% còn lại là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker,… 

Báo cáo thị trường Logistics

Một số công ty Logistics hàng đầu thế giới – Nguồn: Google

Tuy nhiên, dù doanh nghiệp trong nước đang vượt trội về số lượng, nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần. Còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. 

Các doanh nghiệp logistics nước ngoài có thường năng lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm quản trị lâu đời, kỹ thuật tiên tiến với hệ thống kho bãi, trang thiết bị hiện đại và mạng lưới kinh doanh rộng luôn tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Logistic – Báo cáo thị trường Logistics

3.1. Yếu tố thúc đẩy

Cải tiến công nghệ

Các tiến bộ trong công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, IoT (Internet of Things) và blockchain,… đã cung cấp các công cụ và giải pháp tiên tiến để quản lý, theo dõi và tối ưu hóa hoạt động Logistics. Công nghệ giúp tăng cường độ chính xác, giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu suất trong ngành Logistics.

Tăng trưởng kinh tế và thương mại

Sự phát triển kinh tế và thương mại trong các khu vực và quốc gia đã tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics.

Thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế toàn cầu tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua biên giới và giữa các quốc gia.

Sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi một hệ thống Logistics hiệu quả để vận chuyển hàng hóa và quản lý luồng hàng trên phạm vi quốc tế.

Ngoài ra, thương mại điện tử cũng là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Người tiêu dùng ngày càng mua sắm trực tuyến và yêu cầu giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy.

Tăng cường chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự liên kết mạch lạc giữa các đối tác và các giai đoạn của quá trình sản xuất và phân phối. Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tối ưu hóa các liên kết trong chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng.

Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng

Hiện nay, người tiêu dùng mong muốn ngày càng nhiều hơn từ các dịch vụ, sản phẩm. Họ đòi hỏi sự linh hoạt, tiện lợi và nhanh chóng trong việc nhận hàng. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ vận chuyển nhanh và linh hoạt trong ngành Logistics.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần cải tiến quy trình dịch vụ Logistic theo định hướng khách hàng để có thể tăng trải nghiệm người dùng.

3.2. Yếu tố hạn chế – Báo cáo thị trường Logistics

Sự cạnh tranh của thị trường

Ngành logistics có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty vận chuyển lớn, công ty thương mại điện tử và những công ty Logistics khác. Điều này đặt áp lực lên các doanh nghiệp nhỏ hơn và có thể làm giảm lợi nhuận.

Chi phí vận chuyển

Chi phí nhiên liệu, tiền lương, phí bảo hiểm và các yếu tố khác liên quan đến hoạt động Logistics ngày càng tăng. Điều này có thể làm tăng chi phí vận chuyển và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Logistics.

Hạn chế về cơ sở hạ tầng

Một hạ tầng vận chuyển không đầy đủ và không hiệu quả có thể gây rào cản cho hoạt động Logistics. Thiếu cơ sở hạ tầng vận chuyển, đường giao thông kém phát triển và hạn chế trong việc lưu thông hàng hóa có thể gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa.

Thay đổi trong quy định, chính sách

Những thay đổi về quy định và chính sách liên quan đến vận chuyển và Logistics có thể ảnh hưởng đáng kể đến ngành. Các quy định mới, thuế và chính sách thương mại có thể tạo ra rào cản và ảnh hưởng đến quy trình và chi phí vận chuyển.

Cùng với đó là việc tăng cường an ninh và bảo mật hàng hóa, các doanh nghiệp logistics phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt. Điều này có thể tạo ra thách thức về công nghệ, nhân lực và tài chính.

Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp

Quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bên liên quan, bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển và khách hàng. Nó có thể đòi hỏi nhiều công sức và tài nguyên, và việc không đồng bộ hoặc sai sót có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động Logistics.

4. Báo cáo thị trường Logistics: Tiềm năng phát triển khuyến nghị cho doanh nghiệp

4.1. Báo cáo thị trường Logistics về tiềm năng phát triển

Với vị trí địa lý nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam có thế mạnh về vị trí địa lý để trở thành một trung tâm Logistics quan trọng trong khu vực.

Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển, Logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các “ông lớn” như Shopee, Lazada hay Tiki… đã trở thành một cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng.

Chính phủ Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh vào cải thiện hạ tầng vận tải, bao gồm cả cảng biển, đường bộ, đường sắt và hàng không.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành Logistics.

Nhà nước thực hiện những chính sách cải cách và mở cửa thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thương mại quốc tế. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài mở rộng hoạt động và đưa công nghệ và quy trình quản lý tiên tiến vào Việt Nam.

Việt Nam đang tham gia vào nhiều hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)Hiệp định EVFTA. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế và hợp tác với các đối tác quốc tế.

4.2. Khuyến nghị và chiến lược phát triển

Duy trì và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp ở mảng dịch vụ dành cho khách hàng nội địa.

Trong thời gian tới các doanh nghiệp Logistics từ các nước ASEAN sẽ tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần tiếp tục nắm bắt nhu cầu khách hàng.

Qua đó cải tiến dịch vụ đối với khách hàng trong nước nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữ vững thị phần.

Nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh tốt để thu hút vốn đầu tư

Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ nên không có đủ các nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, để khắc phục điểm yếu cơ bản này, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh với tiềm năng phát triển tốt, khả thi cao từ đó thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư hoặc các đối tác nước ngoài làm đối tác chiến lược (không nên nắm cổ phần chi phối).

Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực Logistics 

Qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân lực phù hợp, tận dụng tốt ưu điểm của chính sách.

Tích cực tạo mối quan hệ, liên kết và đoàn kết trong hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp có thể thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác hoặc gia nhập VLA. Như vậy có thể chia sẻ thông tin, nguồn lực, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động tìm kiếm khách hàng và khai thác thị trường mới.

Đọc thêm: Báo cáo thị trường mỹ phẩm
Báo cáo thị trường thời trang

Kết luận

Thị trường Logistics Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.

Với sự phát triển của kinh tế, hạ tầng và công nghệ, cùng với thúc đẩy từ các chính sách hỗ trợ và môi trường kinh doanh thuận lợi, ngành logistics ở Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.


Mùa hè là thời điểm lý tưởng để đẩy mạnh chiến lược kinh doanh và thu hút nhiều khách hàng hơn.

REVIEW CHẤT – QUẢNG CÁO HAY – DOANH THU TỚI NGAY

Gói dịch vụ InfluenAds sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch truyền thông bùng nổ, viral và mang lại hiệu quả tốt nhất với:

  • Chiến lược quảng cáo TikTok toàn diện, hiệu quả với chi phí tối ưu
  • Xây dựng và phát triển nội dung sáng tạo review với hệ thống Influencers hàng đầu
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Đăng ký trải nghiệm miễn phí với CleverAds ngay hôm nay!

Báo cáo thị trường Logistics

    Connect With CleverAds