Dịch vụ Google Ads: Tổng hợp chi tiết để quảng cáo hiệu quả

Dịch vụ Google Ads: Tổng hợp chi tiết để quảng cáo hiệu quả

Dịch vụ Google Ads bao gồm các định dạng quảng cáo trên Google và các trang mạng lưới liên kết với Google, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng nhận diện thương hiệu và bán hàng.

Trong bài viết này, CleverAds sẽ giới thiệu các loại dịch vụ Google Ads và nhấn mạnh những lưu ý quan trọng để doanh nghiệp triển khai Google Ads hiệu quả. 

1. Lợi ích của dịch vụ Google Ads?

Với dịch vụ Google Ads, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm đa tính năng và lợi ích như:

Đa dạng hình thức nhắm mục tiêu:

Doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu dựa trên từ khoá, Vị trí quảng cáo, nhân khẩu học, thời gian & tần suất, thiết bị. 

Đa định dạng quảng cáo:

Google cung cấp phong phú hình thức quảng cáo trực tiếp trên nền tảng Google và các mạng lưới liên kết. 

Dễ dàng kiểm soát ngân sách quảng cáo:

Dịch vụ Google Ads không yêu cầu chi phí tối thiểu doanh nghiệp cần chi trả. Doanh nghiệp có thể kiểm soát số tiền được chi tiêu theo tháng, ngày và mỗi quảng cáo. 

Thuận tiện đo lường hiệu quả:

Dịch vụ Google Ads hỗ trợ đo lường các chỉ số quảng cáo như lượt nhấp, hành động chuyển đổi của khách hàng. 

2. Các loại dịch vụ Google Ads 

2.1. Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads)

Dịch vụ Google Ads quảng cáo tìm kiếm được hiển thị trên trang kết quả tra cứu sau khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trên thanh công cụ. Để hiển thị quảng cáo đến đúng tệp khách hàng, doanh nghiệp cần xác định rõ “search intent” (ý định tìm kiếm của người dùng), từ đó lựa chọn từ khóa chính xác và phù hợp. 

Vị trí xuất hiện:

4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên trang Google.

Để có thể triển khai Google Search Ads, doanh nghiệp cần tham gia đấu giá từ khóa mong muốn. Giá thầu càng cạnh tranh, cơ hội được hiển thị ở vị trí tốt càng lớn. 

Hình thức trả phí:

Chi phí sẽ được tính trên chỉ số CPC (Cost – Per – Click), tức doanh nghiệp sẽ chỉ cần trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo.

Cách nhận biết:

Các dịch vụ Google Ads quảng cáo tìm kiếm thường đi kèm với chữ “được tài trợ”

Ví dụ về dịch vụ Google Ads tìm kiếm:

Sản phẩm: Các khóa học content.

Ý định tìm kiếm & Từ khoá: khách hàng có ý định mua sắm nên tìm kiếm thông tin về các khóa học content. Từ ý định tìm kiếm trên, người dùng có thể tra cứu trên thanh công cụ các từ khóa như sau “khóa học content”, “khóa học content online”, “khóa học content giá rẻ”.

Doanh nghiệp sẽ dựa vào những từ khóa tiềm năng trên để cài đặt Google Search Ads.

dịch-vụ-google-ads

dịch-vụ-google-ads

2.2. Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

Dịch vụ Google Ads hiển thị hỗ trợ doanh nghiệp đặt quảng cáo trên các trang web hoặc các nền tảng, ứng dụng thuộc mạng lưới liên kết của Google.

Doanh nghiệp có thể sử dụng Display Ads trong một số trường hợp quen thuộc sau:

  • Người dùng đang xem các trang web, ví dụ như các trang báo điện tử.
  • Đối tượng mục tiêu đang xem video trên Youtube.
  • Khách hàng kiểm tra tài khoản Gmail.
  • Đối tượng tiềm năng đang sử dụng các ứng dụng di động liên kết với Google. 

Các định dạng hiển thị:

  • Hình ảnh (Banner).
  • Văn bản.
  • Video.

Hình thức trả phí:

Lựa chọn 1:

Trả phí cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo (CPC – Cost Per Click).

Lựa chọn 2:

Trả phí cho mỗi lượt chuyển đổi (CPA – Cost Per Action). Lượt chuyển đổi ở đây có thể là đăng ký sự kiện, liên hệ tư vấn, mua hàng online,… Đối với hình thức trả phí này, doanh nghiệp sẽ không cần chi trả cho các lượt hiển thị, lượt tương tác và lượt nhấp để dẫn đến lượt chuyển đổi.

dịch-vụ-google-ads

2.3. Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads)

Dịch vụ Google Ads mua sắm là hình thức quảng cáo lý tưởng dành cho các doanh nghiệp có gian hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT hay website. 

Google Shopping Ads khi hiển thị sẽ bao gồm các thông tin:

  • Tên sản phẩm.
  • Giá thành.
  • Hình ảnh sản phẩm.
  • Nền tảng sản phẩm được bày bán (ví dụ, Shopee, Lazada, tên website thương hiệu)

dịch-vụ-google-ads

Vị trí hiển thị:

  • Trên công cụ tìm kiếm Google.
  • Mục thẻ mua sắm trên Google tìm kiếm.
  • Google hình ảnh. Quảng cáo mua sắm trên Google hình ảnh được nhận biết bằng biểu tượng “thẻ mua sắm” được đính kèm trong ảnh. 

Hình thức trả phí:

  • Trả phí cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo (CPC – Cost Per Click).

dịch-vụ-google-ads

dịch-vụ-google-ads

2.4. Quảng cáo ứng dụng (App Ads)

Dịch vụ Google Ads App hỗ trợ các doanh nghiệp quảng cáo ứng dụng trên nền tảng Google.

Khác với các dịch vụ Google Ads khác, doanh nghiệp không cần thiết kế cho từng quảng cáo ứng dụng. Thay vào đó, hệ thống Google sẽ dựa trên các thông tin có sẵn về ứng dụng của doanh nghiệp trên Google Play để tự động thiết kế và tối ưu quảng cáo. 

Vị trí hiển thị: 

  • Google tìm kiếm
  • Google Play
  • Youtube
  • Các nền tảng, ứng dụng, hay website liên kết với Google. 

2.5. Quảng cáo địa phương (Local Ads)

Dịch vụ Google Ads quảng cáo địa phương hỗ trợ giới thiệu địa điểm hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy khách hàng tiềm năng ghé thăm hoặc liên hệ tới các địa điểm đó. 

Vị trí hiển thị & cách thức hoạt động: 

Google tìm kiếm:

Quảng cáo địa phương sẽ được Google đề xuất khi người dùng tra cứu thông tin liên quan đến địa điểm.

Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm “các quán ăn gần đây”, dịch vụ Google Ads Local sẽ định vị vị trí của người dùng và hiển thị các cửa hàng ăn lân cận.

dịch-vụ-google-ads

Google Map:

Tương tự với Google tìm kiếm, địa điểm thương hiệu sẽ được đề xuất khi khách hàng tra cứu những từ khóa liên quan trên ứng dụng di động Google Map.

dịch-vụ-google-ads

Hình thức trả phí:

Dịch vụ Google Ads địa phương tính phí doanh nghiệp trên mỗi lượt người dùng nhấp vào quảng cáo.

2.6. Quảng cáo khám phá (Discovery Ads)

Dịch vụ Google Ads khám phá là loại hình quảng cáo được tối ưu hoá đặc biệt dành cho các thiết bị di động. Quảng cáo được hiển thị dựa trên sở thích, hành vi của người dùng khi họ đang khám phá các nội dung mới.

Ví dụ về dịch vụ Google Ads Discovery:

Anh A có sở thích về đồ công nghệ. Anh thường hay xem review về đồ công nghệ trên Youtube. Google đã tận dụng sở thích của khách hàng A để đề xuất các quảng cáo khám phá liên quan.

Anh A tiếp cận với các Discovery Ads khi đang trong quá trình khám phá nội dung yêu thích.

Có thể trước thời điểm nhìn thấy quảng cáo, anh A chưa có nhu cầu mua sắm hay ý định tìm kiếm cụ thể, nhưng quảng cáo phù hợp với sở thích có thể khiến khách hàng ghi nhớ, nhận diện sản phẩm hay khơi gợi mong muốn mua hàng.

Vị trí hiển thị:

  • Gmail.
  • Trang chủ Youtube và mục xem video tiếp theo.
  • Mục “khám phá” hoặc “Tin tức cho bạn” trên trang chủ Google.
  • Website.

2.7. Quảng cáo Video Youtube (Youtube Video Ads)

Quảng cáo video là loại hình sống động, tích hợp cả ba yếu tố: nội dung, hình ảnh, chuyển động và âm thanh, khiến thương hiệu có thể dễ dàng thu hút sự chú ý với đối tượng mục tiêu. 

Dịch vụ Google Ads quảng cáo Youtube cho phép người dùng quảng cáo với nhiều sự lựa chọn gồm:

  • Quảng cáo Bumper.
  • Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua.
  • Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
  • Quảng cáo Masthead
  • Quảng cáo Shorts
  • Quảng cáo Infeed-Ads

Để hiểu thêm về dịch vụ Google Ads Video Youtube, doanh nghiệp có thể đọc thêm: YouTube Ads là gì?Tổng quát về YouTube Ads dành cho Marketer

3. Các yếu tố quan trọng trong dịch vụ Google Ads

3.1. Giá thầu

Để quảng cáo được hiển thị tại các vị trí ưu tiên khi sử dụng dịch vụ Google Ads, đặt giá thầu là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu cạnh tranh với các đối thủ khác.

Đây là chỉ số thể hiện số tiền tối đa mà doanh nghiệp có thể chi trả cho mỗi một lượt nhấp vào quảng cáo. 

3.2. Điểm chất lượng

Điểm chất lượng thể hiện mức độ phù hợp và hữu dụng của quảng cáo đối với người dùng, là một yếu tố tối quan trọng trong quá trình Google xác định vị trí hiển thị của quảng cáo.

Các tiêu chí để Google đánh giá điểm chất lượng:

  • Tỷ lệ nhấp (Click Through Rate) dự kiến
  • Mức độ liên quan của quảng cáo
  • Trải nghiệm Landing Page (Trang đích)

3.3. Đối tượng mục tiêu

Để quảng cáo có thể hiển thị đúng tệp khách hàng, doanh nghiệp cần cài đặt đúng phân khúc đối tượng trên dịch vụ Google Ads.

Dựa trên một số tiêu chí như nhân khẩu học, mối quan tâm và hành vi của họ, những thông tin mà đối tượng đang chủ động tìm kiếm hoặc tình trạng họ tương tác với doanh nghiệp của bạn. 

3.4. Từ khóa mục tiêu – Dịch vụ Google Ads

Trong dịch vụ Google Ads, từ khóa là những cụm từ mà người dùng thường gõ vào thanh công cụ tìm kiếm để tra cứu, tìm hiểu vấn đề cụ thể.

Vậy nên, việc nắm bắt được từ khóa chính xác hỗ trợ nâng cao khả năng quảng cáo Google Ads tiếp cận đến được đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ lên kế hoạch từ khóa như Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs,…

3.5. Landing Page

Landing Page (Trang Đích) có giao diện tương tự website tuy nhiên không có các mục điều hướng, đa phần triển khai với mục đích tạo chuyển đổi.Trong khi website thường có nhiều vai trò khác nhau như giáo dục thị trường, cung cấp thông tin hay gian hàng online.  

Người dùng khi nhấp vào các dịch vụ Google Ads thường sẽ được điều hướng đến landing page. Vậy nên, landing page cần được thiết kế tối ưu để dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện hành động như điền form, mua hàng, liên hệ tư vấn…

Ví dụ về tầm quan trọng của việc tối ưu landing page:

Giả sử doanh nghiệp chạy quảng cáo tìm kiếm. Chỉ số nhấp vào quảng cáo cao, dẫn đến lượng truy cập (traffic) cao, từ đó cho thấy nội dung quảng cáo hiệu quả, thuyết phục.

Tuy nhiên, chỉ số ở lại trang landing page thấp kèm theo chuyển đổi thấp, cho thấy nội dung landing page chưa thu hút để giữ chân khách hàng ở lại và chưa đủ thuyết phục để thúc đẩy các đối tượng tạo chuyển đổi.

Đọc thêm: Tạo Landing Page Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả

3.6. A/B testing – Dịch vụ Google Ads

Trong dịch vụ Google Ads, A/B testing là kỹ thuật để so sánh hiệu quả của các phiên bản quảng cáo khác nhau.

Từ đó giúp doanh nghiệp có thể chọn ra nội dung quảng cáo đem về kết quả tốt hơn và phân bổ ngân sách hiệu quả.

Những lưu ý khi triển khai A/B testing:

Tạo các phiên bản khác nhau của quảng cáo: Các phiên bản có thể cùng một nội dung nhưng được chỉnh đổi khác đi ở các yếu tố như tiêu đề, hình ảnh, câu CTA (Call – To –  Action), mô tả quảng cáo.

  • Chạy song song các phiên bản cùng lúc.
  • Liên tục theo dõi các chỉ số để nắm bắt được hiệu quả của các phiên bản.

Đọc thêm: A/B Testing và những điều cần lưu ý | bởi Trần Trúc Lâm | Brands Vietnam

4. Dịch vụ Google Ads: Lời kết

Nhìn chung, dịch vụ Google Ads là công cụ quảng cáo mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đối tượng tiềm năng, từ đó giúp gia tăng nhận diện, thúc đẩy doanh số hoặc đạt các mục đích truyền thông, marketing khác.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds