7P trong marketing – chiến lược hiệu quả nhất cho ngành dịch vụ
Nếu bạn đã quen thuộc với 4P thì 7P trong marketing chắc hẳn là một khái niệm không còn mới lạ. Đây là một công cụ cực kì mạnh trong marketing, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ.
Vậy 7P trong marketing là gì và làm sao để áp dụng chúng hiệu quả? Hãy cùng CleverAds điểm qua những ý nổi bật nhất nhé.
1. 7P trong marketing là gì?
7P là một mô hình được phát triển dựa trên gốc là mô hình 4P. Do đó nó đã có nhiều sự thay đổi, cải tiến để phù hợp hơn với doanh nghiệp.
Mô hình 7P bao gồm 7 yếu tố:
- Product (sản phẩm)
- Price (giá)
- Place (địa điểm)
- Promotion (xúc tiến)
- People (con người)
- Physical evidence (nhân tố hữu hình)
- Process (quy trình)
Được đánh giá là mô hình mà mọi doanh nghiệp làm dịch vụ đều phải quan tâm, vậy cụ thể từng yếu tố trong 7P là gì và có sức mạnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Đọc thêm: Marketing 4P là gì? Cẩm nang Marketing dành cho người mới
2. Product (sản phẩm)
Trong ngành dịch vụ, sản phẩm phần lớn là vô hình. Ví dụ như dịch vụ du lịch, giáo dục…khách hàng chỉ có thể cảm nhận và trải nghiệm chứ không thể cầm nắm được.
Mức độ hài lòng với trải nghiệm dịch vụ chính là thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng.
Để thành công với chữ P đầu tiên này, bạn cần có các chiến lược sau:
- Xác định tệp khách hàng, thị trường mục tiêu phù hợp với dịch vụ của mình.
- Làm nổi bật USP (unique selling point) của mình so với đối thủ.
- Thường xuyên lắng nghe và phản hồi lại với khách hàng.
3. Price (giá)
Trong 7P, giá là yếu tố duy nhất đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Do đó bạn cần cân nhắc mức đặt giá phù hợp. Có các chiến lược đặt giá bạn có thể cân nhắc:
- Đặt giá thâm nhập thị trường: Đặt giá thấp trước để chiếm lĩnh thị trường, thường dành cho các sản phẩm không có độ khác biệt nhiều với đối thủ cạnh tranh.
- Đặt giá theo đối thủ cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh của đối thủ để đưa ra mức giá phù hợp
- Đặt giá hớt váng: Đặt giá cao để thu được lợi nhuận cao nhất, sau đó hạ dần giá để thu hút được nhiều khách hàng khác.
- Đặt giá dựa vào chi phí: Sau khi tính toán chi phí sản phẩm, cộng thêm lãi mong muốn để ra giá cuối cùng
- Đặt giá theo giá trị: Đặt theo giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho trải nghiệm.
4. Place (kênh phân phối)
Kênh phân phối trong lĩnh vực dịch vụ là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ đối với trung tâm học tiếng Anh cho trẻ em, khách hàng của họ thường là phụ huynh trong bán kính 3km đổ lại. Do đó việc đặt trung tâm ở nơi đông dân, thuận tiện là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra đối với kênh phân phối dịch vụ online, thì cần quan tâm đến các yếu tố như đường truyền, giao diện, trải nghiệm trực tuyến…
Đọc thêm: Marketing mix là gì? So sánh sự khác biệt giữa mô hình 4P và 7P
5. Promotion (xúc tiến)
Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, xúc tiến là công cụ được các doanh nghiệp đầu tư vô cùng mạnh. Các chiến lược xúc tiến tiêu biểu có thể là khuyến mãi, PR, quảng cáo…
Doanh nghiệp cần tỉnh táo trong việc sử dụng phương thức phù hợp để chi phí cho các hoạt động này không “cắn” hết doanh thu.
Bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau:
- Thời điểm nào là phù hợp để triển khai hoạt động xúc tiến?
- Giá trị thương hiệu của bạn? Chiến lược khuyến mãi có làm giảm định vị thương hiệu trong mắt khách hàng không?
- Ngân sách cho chiến lược xúc tiến
- Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng
- Giám sát và đo lường hiệu quả của xúc tiến
6. Yếu tố quan trọng của 7p trong marketing: People (con người)
Trong dịch vụ, con người đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Lý do chất lượng dịch vụ không đồng nhất có thể đến từ yếu tố con người.
Do đó để đảm bảo tính đồng nhất trong quy trình dịch vụ và đem lại sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng, cần đảm bảo chất lượng nhận sự. Một số cách gợi ý để cải thiện chất lượng nhân sự:
- Xây dựng quy trình bài bản để đào tạo nhân viên
- Có hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng
- Truyền cảm hứng về sản phẩm và thương hiệu với nhân viên
7. Physical evidence (Bằng chứng hữu hình)
Mùi rang cà phê quyến rũ, bàn ghế được kê gọn gàng, không gian mở với nhiều ánh sáng thiên nhiên…Những yếu tố thuộc về physical evidence tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trong trải nghiệm khách hàng.
Để gia tăng sự hài lòng của khách hàng, bạn cần quan sát và chỉn chu những yếu tố như cơ sở vật chất, trang trí, sắp xếp màu sắc, mùi hương và các yếu tố hậu trường…
8. Process (Quy trình)
Đối với kinh doanh dịch vụ, một quy trình đơn giản, ít thủ tục rườm rà và rõ ràng là một điều vô cùng quan trọng.
Bởi nếu khách hàng khi cần sử dụng dịch vụ lại cần gấp, mà thời gian chờ đợi và các thủ tục lâu sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến trải nghiệm tổng thể.
Một số cách để bạn tối ưu hóa quy trình là:
- Cắt giảm các khâu không cần thiết
- Đủ số lượng nhân viên để thực hiện quy trình dịch vụ
- Đảm bảo nguyên liệu luôn sẵn sàng phục vụ
- Khuyến khích khách hàng chủ động tham gia một số khâu trong quy trình.
Đọc thêm: 7P trong Marketing khách sạn và những điều cần lưu ý
9. Starbuck – Gã cà phê khổng lồ nhờ áp dụng thành công 7P trong marketing
Là thương hiệu đồ uống giá trị nhất toàn cầu, Starbuck chính là bằng chứng cho sự thành công vang dội nhờ kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố 7P trong marketing.
Ban đầu, đây chỉ là một cửa hàng nhỏ. Nhưng với triết lí không bán cà phê, mà bán những trải nghiệm chỉ có tại Starbuck, cùng với nỗ lực marketing không biết mệt mỏi, hiện tại Starbuck đã có hơn 18 nghìn cửa hàng tại 49 quốc gia.
- Product (sản phẩm): nhanh nhạy trong việc đổi mới, nắm bắt xu hướng thị trường, Starbuck ra mắt rất nhiều dòng sản phẩm mới theo mùa. Họ còn có nhiều tiêu chí khác nhau về cafe như dựa trên loại hạt (rang xay, nguyên hạt), mùi vị, nồng độ cafein, độ rang…
Ngoài ra, những sản phẩm bán kèm của starbuck cũng là lĩnh vực kinh doanh “hái ra tiền”. Đây là những sản phẩm được săn lùng còn hơn cả cà phê của Starbuck.
- Price (giá cả): Starbuck lựa chọn chiến lược định giá cao cấp, định giá theo trải nghiệm của khách hàng.
- Place (kênh phân phối): Sản phẩm của Starbuck được cung cấp chủ yếu ở các cửa hàng cà phê. Một số được phân phối trên các kênh online. Khách hàng có thể lấy sản phẩm ngay lập tức qua app Starbuck.
- Promotion (xúc tiến): Starbuck rót rất nhiều tiền làm quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, thành viên thân thiết để tăng trưởng doanh số. Tiêu biểu có thể kể đến Starbuck Rewards, nhận sao khi chi tiêu và đổi sao lấy đồ uống và đồ ăn miễn phí.
- People (con người): Starbuck rất quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nhân viên. Với hàng trăm nghìn lao động, đây được coi là nơi làm việc bình đẳng và đa dạng.
- Physical evidence (yếu tố hữu hình): Mọi thiết kế trong quán cafe đều cố gắng tạo ra sự thoải mái nhất cho khách hàng. Từ mùi rang cà phê thơm nức đến không gian bài trí được cá nhân hóa với từng địa phương.
- Process (quy trình): Quy trình phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả là những điều Starbuck mang lại cho khách hàng. Nhân viên luôn phải bắt đầu bằng lời chào khi khách bước vào và nói lời tạm biệt khi khách ra về.
Kết luận về 7P trong marketing
Trên đây là những định nghĩa cơ bản và gợi ý để giúp doanh nghiệp vận dụng 7P trong marketing mix tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng mới để áp dụng trong kinh doanh.
CleverAds trực thuộc Clever Group, với gần 15 kinh nghiệm, luôn là nơi để các doanh nghiệp có thể đặt trọn niềm tin về việc đưa sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp “phủ sóng” rộng khắp đến các khách hàng mục tiêu.
Nếu bạn cần một giải pháp tối ưu về Marketing, hãy liên hệ với CleverAds qua website: https://cleverads.vn hoặc hotline tổng đài 0919 01 8448.
Theo dõi blog CleverAds để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
One thought on “7P trong marketing – chiến lược hiệu quả nhất cho ngành dịch vụ”
Comments are closed.