Trong bối cảnh tiếp thị số ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt , doanh nghiệp không còn có thể chỉ dựa vào những chiến dịch quảng cáo chung chung, “cảm tính”, “tôi nghĩ là như vậy” nữa. Thay vào đó, họ cần những giải pháp tiếp thị dựa trên số liệu, có thể kiểm soát và tối ưu từng đồng ngân sách. Đó chính là lúc Performance Solution lên ngôi.
Bài viết này của CleverAds sẽ giúp bạn hiểu rõ Performance Solution là gì, cách triển khai một giải pháp hoàn chỉnh và cách đo lường để tối ưu liên tục.
1. Performance Solution là gì? Bản chất của Performance Solution?
Performance Solution là một thuật ngữ trong lĩnh vực tiếp thị số, đề cập đến việc sử dụng các giải pháp tiếp thị dựa trên hiệu suất để đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Khác với các phương pháp tiếp thị truyền thống, Performance Solution tập trung vào việc đo lường và tối ưu hóa các kết quả có thể định lượng được, như số lượt nhấp chuột, số lần hiển thị, số lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Doanh nghiệp chỉ trả tiền cho các hoạt động tiếp thị khi đạt được kết quả mong muốn, giúp tối ưu hóa ngân sách và tăng hiệu quả đầu tư.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về: Performance là gì? Từ A-Z về Performance Marketing Marketing
2. Phân biệt Performance Solution và Performance Marketing
Mặc dù Performance Solution và Performance Marketing đều tập trung vào hiệu suất và kết quả đo lường được, nhưng giữa chúng có sự khác biệt nhất định:
Tiêu chí | Performance Marketing | Performance Solution |
Định nghĩa | Chiến lược tiếp thị số tập trung vào việc trả tiền theo hiệu quả cụ thể (nhấp chuột, chuyển đổi…) | Hệ thống giải pháp tổng thể nhằm đạt hiệu suất cao trong hoạt động marketing và bán hàng |
Mục tiêu chính | Tăng lượt chuyển đổi, click, lead hoặc doanh số ngắn hạn | Tối ưu toàn bộ hành trình khách hàng, từ nhận diện đến chuyển đổi và giữ chân |
Phạm vi | Chủ yếu liên quan đến quảng cáo trả phí (paid media) | Bao gồm cả quảng cáo, nội dung, phễu, tracking, phân tích, tối ưu liên tục |
Bảng so sánh Performance Solution và Performance Marketing
3. Một Performance Solution hoàn chỉnh gồm những gì?
Một performance solution hoàn chỉnh không đơn giản chỉ là “chạy quảng cáo có hiệu quả”, mà cần được thiết kế như một hệ thống tổng thể, bài bản, bao gồm:
3.1. Mục tiêu rõ ràng
Performance solution luôn bắt đầu từ việc xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Ví dụ: tăng 20% doanh số trong 3 tháng, thu hút 5.000 leads mới hay tối ưu chi phí trên mỗi chuyển đổi xuống dưới 30.000 VNĐ.
3.2. Hệ thống đo lường – Tracking
Một trong những yếu tố “xương sống” của performance solution là hệ thống tracking. Thiết lập hệ thống theo dõi và đo lường hiệu quả các chỉ số quan trọng như số lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí trên mỗi hành động (CPA), và lợi tức đầu tư (ROI).
Hệ thống này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh kịp thời. Có thể bao gồm: Google Tag Manager, Facebook Pixel, GA4, hệ thống CRM hoặc DMP để lưu trữ và phân tích dữ liệu hành vi người dùng.
3.3. Nền tảng quảng cáo
Performance solution không thể thiếu các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads, v.v. Tuy nhiên, thay vì chạy ngẫu nhiên, bạn cần phối hợp nhiều nền tảng với chiến lược phễu chuyển đổi rõ ràng.
3.4. Nội dung và thiết kế quảng cáo
Một yếu tố quan trọng giúp performance solution hoạt động hiệu quả là nội dung và thiết kế hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn của khách hàng trong phễu. Ví dụ: nội dung awareness sẽ khác với giai đoạn chốt đơn (conversion).
3.5. Phễu chuyển đổi
Performance solution hiệu quả cần có hệ thống phễu chuyển đổi hiệu quả giúp dẫn dắt khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến hành động mua hàng. Phễu chuyển đổi cần được thiết kế tối ưu để giảm thiểu rào cản và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Để nắm chi tiết về phễu chuyển đổi và hành trình khách hàng, Anh/Chị đọc thêm tại Đây
3.6. Báo cáo, phân tích & cải thiện liên tục
Điểm mạnh nhất của performance solution so với marketing truyền thống là khả năng cải tiến không ngừng dựa trên dữ liệu. Các chỉ số như CPA, CVR, ROAS sẽ giúp bạn điều chỉnh ngân sách, nội dung và hướng tiếp cận chính xác hơn.
4. Các chỉ số quan trọng cần theo dõi khi triển khai Performance Solution
4.1. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)
Đây là tỷ lệ giữa số lượng người thực hiện hành động mong muốn (như điền form, mua hàng) so với tổng số lượt truy cập. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chiến dịch càng hiệu quả.
Ví dụ: Một landing page có 1.000 lượt truy cập và 80 đơn hàng thì conversion rate là 8%.
4.2. Cost Per Action (CPA)
Là chi phí bạn phải trả cho mỗi hành động chuyển đổi, như một lần điền form hoặc mua hàng.
Ví dụ: Nếu bạn chi 5 triệu đồng để có được 100 khách hàng tiềm năng thì CPA là 50.000 VNĐ.
4.3. Return on Investment (ROI)
Đây là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí đầu tư, giúp bạn biết chiến dịch có sinh lời hay không.
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư 10 triệu và thu về 30 triệu doanh thu, thì ROI = (30-10)/10 = 2 hay 200%.
4.4. Click-through Rate (CTR)
Theo Google Ads Help số này đo lường tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo so với số lượt hiển thị. CTR càng cao cho thấy nội dung quảng cáo hấp dẫn và nhắm đúng đối tượng.
Ví dụ: Nếu bạn có có được 5 lượt nhấp chuột trên tổng số 100 lượt tiếp cận, thì CTR = 5/100 = 0.05 hay 5%
4.5. Customer Lifetime Value (CLV)
Đây là tổng giá trị mà một khách hàng mang lại trong suốt quá trình họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Performance Solution không chỉ hướng đến chuyển đổi một lần, mà còn là giá trị lâu dài.
5. Tại sao cần triển khai Performance Solution?
Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn lớn như Shopee, Tiki, MoMo đều đầu tư mạnh cho performance solution. Dưới đây là 3 lý do chính:
5.1. Đo lường được hiệu quả thật
Performance solution cho phép theo dõi từng bước trong hành trình khách hàng, giúp bạn biết chính xác phần nào đang hiệu quả và phần nào cần cải thiện.
5.2. Tối ưu chi phí quảng cáo
Khi áp dụng performance solution, bạn sẽ không còn rơi vào tình trạng “ném tiền qua cửa sổ” mà không biết có bao nhiêu đơn hàng về. Chi phí quảng cáo sẽ được tối ưu theo thời gian dựa trên dữ liệu.
5.3. Dễ dàng nhân rộng mô hình thành công
Khi một chiến lược performance solution đã chứng minh hiệu quả trên một sản phẩm hoặc nhóm khách hàng, bạn hoàn toàn có thể scale up lên quy mô lớn hơn mà vẫn kiểm soát được ROI.
6. Gợi ý các nền tảng phù hợp triển khai Performance Solution
6.1. Google Ads
Google Ads là nền tảng không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng có nhu cầu rõ ràng và đang actively tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ.
Với khả năng nhắm mục tiêu theo từ khóa và ý định tìm kiếm, Google Ads đặc biệt hiệu quả cho ngành bán lẻ, dịch vụ chuyên môn (bảo hiểm, luật, y tế), giáo dục hoặc bất kỳ lĩnh vực nào có độ cạnh tranh cao về “search intent”.
6.2. Facebook/Instagram Ads
Facebook và Instagram Ads lại cực kỳ phù hợp với các sản phẩm/dịch vụ mang tính trải nghiệm, cảm xúc hoặc theo xu hướng như thời trang, mỹ phẩm, F&B,…
Các nền tảng này mạnh ở khả năng nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, sở thích và hành vi, giúp bạn xây dựng các phễu nội dung đa tầng từ nhận diện thương hiệu cho đến chuyển đổi và giữ chân khách hàng cũ qua remarketing.
6.3. Tik Tok Ads
Tiktok Ads cực kì phù hợp nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận thế hệ trẻ và tận dụng xu hướng video ngắn. Nền tảng này phù hợp với các sản phẩm sáng tạo, bắt trend hoặc hướng đến Gen Z và Millennials – những đối tượng tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường online.
6.4. Zalo Ads
Zalo Ads lại là nền tảng mạnh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt hiệu quả với các ngành như bất động sản, bảo hiểm, giáo dục, và tài chính nhờ khả năng nhắm mục tiêu theo số điện thoại, vị trí địa lý và tệp khách hàng có sẵn.
Với tỷ lệ người dùng nội địa cao và khả năng kết nối trực tiếp qua Zalo OA, nền tảng này rất phù hợp để tối ưu chuyển đổi cho thị trường nội địa.
6.5. Youtube Ads/ LinkedIn Ads
Phù hợp với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường quốc tế hoặc cần xây dựng chiến lược đa kênh (omnichannel)
6.6. Sàn thương mại điện tử: Shopee Ads, Lazada Ads
Shopee Ads hoặc Lazada Ads là các nền tảng quảng cáo tích hợp trực tiếp vào hệ sinh thái mua sắm, cho phép bạn tiếp cận người dùng ngay tại điểm chạm mua hàng – nơi hành động chuyển đổi dễ xảy ra nhất.
Chúng đặc biệt hữu ích trong việc đo lường hiệu quả quảng cáo (CPC, ROAS) và tối ưu ngân sách theo từng SKU hoặc chiến dịch flash sale.
Kết luận
Như vậy, trong thời đại mà mọi quyết định marketing đều phải dựa trên dữ liệu, việc triển khai performance solution không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc. Từ khâu thiết lập mục tiêu, chạy quảng cáo, đo lường, phân tích – đến cải thiện phễu bán hàng – tất cả đều phải gắn liền với hiệu suất. .
Đồng hành cùng Anh/Chị trên hành trình phát triển bền vững, CleverAds tự hào cung cấp các giải pháp Performance Solution tổng thể, giúp từng đồng tiền Doanh nghiệp chi ra đều tạo ra giá trị thiết thực và xứng đáng.